Nhờ vào khả năng dẫn đường và kỹ năng điều hướng, chim bồ câu được sử dụng như là sứ giả quân sự trong nhiều thế kỷ và được sử dụng trong việc truyền tin. Các sứ giả quân sự chim bồ câu đã chuyển tải thông điệp cho các kẻ chinh phạt và tướng lĩnh trong suốt lịch sử loài người. Những khả năng thiên bẩm cho phép chúng vẫn có thể quay trở về nhà sau sứ mệnh kéo dài hàng trăm dặm. (Ảnh: Pinterest)Ở Việt Nam, trước khi hệ thống thông tin liên lạc phát triển như ngày nay, chim bồ câu cũng là một trong những "người đưa tin" hiệu quả nhất trong chiến trận. Theo tìm hiểu, trong chiến tranh, việc truyền tin tức giữ vai trò cực kỳ quan trọng, do đó từ xa xưa, các triều đình đã tổ chức hệ thống thông tin với các dạng thức khác nhau như dùng cờ hiệu, đặt trạm dịch, dùng hỏa đài… và đặc biệt là dùng chim bồ câu để đưa tin. (Ảnh: Internet)Không rõ việc sử dụng chim bồ câu đưa tin xuất hiện ở nước ta khi nào, nhưng đến giai đoạn kháng chiến chống quân Minh xâm lược, sử sách và giai thoại dân gian có nhắc đến hai nhân vật nổi tiếng là Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Chích. Đây là hai danh tướng của nghĩa quân Lam Sơn và sau này là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê. (Ảnh: Twitter)Trong thời gian kháng chiến, Trần Nguyên Hãn đã dùng những chú chim bồ câu mà ông nuôi dưỡng, huấn luyện để chuyển thư qua lại với chủ tướng Lê Lợi và các đầu mối quân sự khác, nhiều lần nhờ bồ câu báo tin kịp thời, quân ta đã thắng trận. Sau này Trần Nguyên Hãn với hình ảnh chú chim bồ câu được suy tôn là Thánh Tổ của lực lượng truyền tin nước ta. (Ảnh: Pinterest)Cùng về qui tụ dưới lá cờ nghĩa Lam Sơn còn có một vị tướng cũng có tài nuôi chim bồ câu, ông tên là Nguyễn Chích. Khi gia nhập cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Chích cùng vợ là Nguyễn Thị Bành đã mang cả bầy bồ câu đi theo, nhiều lần, chim câu đã giúp việc truyền tin cho nghĩa quân rất nhanh chóng, nhiều lần lập được công lớn. (Ảnh: Dailymail)Trong ảnh là bức tượng chim bồ câu với hình ảnh của một người đưa thư chăm chỉ, được việc. Đây là hình ảnh đã in sâu vào tâm trí của nhiều người, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. (Ảnh: Pinterest)Đến khi công nghệ khoa học phát triển, chim bồ câu được "nghỉ hưu", không còn phải tham gia những sứ mệnh quân sự nữa. Mặc dù vậy, hình ảnh của chim bồ câu đưa thư, làm chim liên lạc đã trở thành một trong những hình ảnh đặc trưng khi người ta nghĩ về loài chim này. (Ảnh: Univision)Được biết, hiện nay tại Việt Nam, chim bồ câu vẫn được nuôi rất nhiều, sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau nhưng chủ yếu là nuôi làm cảnh, nuôi làm thương phẩm. Tuy vậy, có những nơi vẫn duy trì truyền thống nuôi chim bồ câu để huấn luyện đi thi. (Ảnh: Terminix)Không chỉ thi về ngoại hình đẹp mà chim bồ câu còn thi về khả năng bay cá nhân, bay đồng đội, khả năng nhớ đường. (Ảnh: Pinterest)Các hội thi chim được tổ chức hàng năm, thu hút rất đông sự chú ý của nhiều người. (Ảnh: Wikipedia)
Nhờ vào khả năng dẫn đường và kỹ năng điều hướng, chim bồ câu được sử dụng như là sứ giả quân sự trong nhiều thế kỷ và được sử dụng trong việc truyền tin. Các sứ giả quân sự chim bồ câu đã chuyển tải thông điệp cho các kẻ chinh phạt và tướng lĩnh trong suốt lịch sử loài người. Những khả năng thiên bẩm cho phép chúng vẫn có thể quay trở về nhà sau sứ mệnh kéo dài hàng trăm dặm. (Ảnh: Pinterest)
Ở Việt Nam, trước khi hệ thống thông tin liên lạc phát triển như ngày nay, chim bồ câu cũng là một trong những "người đưa tin" hiệu quả nhất trong chiến trận. Theo tìm hiểu, trong chiến tranh, việc truyền tin tức giữ vai trò cực kỳ quan trọng, do đó từ xa xưa, các triều đình đã tổ chức hệ thống thông tin với các dạng thức khác nhau như dùng cờ hiệu, đặt trạm dịch, dùng hỏa đài… và đặc biệt là dùng chim bồ câu để đưa tin. (Ảnh: Internet)
Không rõ việc sử dụng chim bồ câu đưa tin xuất hiện ở nước ta khi nào, nhưng đến giai đoạn kháng chiến chống quân Minh xâm lược, sử sách và giai thoại dân gian có nhắc đến hai nhân vật nổi tiếng là Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Chích. Đây là hai danh tướng của nghĩa quân Lam Sơn và sau này là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê. (Ảnh: Twitter)
Trong thời gian kháng chiến, Trần Nguyên Hãn đã dùng những chú chim bồ câu mà ông nuôi dưỡng, huấn luyện để chuyển thư qua lại với chủ tướng Lê Lợi và các đầu mối quân sự khác, nhiều lần nhờ bồ câu báo tin kịp thời, quân ta đã thắng trận. Sau này Trần Nguyên Hãn với hình ảnh chú chim bồ câu được suy tôn là Thánh Tổ của lực lượng truyền tin nước ta. (Ảnh: Pinterest)
Cùng về qui tụ dưới lá cờ nghĩa Lam Sơn còn có một vị tướng cũng có tài nuôi chim bồ câu, ông tên là Nguyễn Chích. Khi gia nhập cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Chích cùng vợ là Nguyễn Thị Bành đã mang cả bầy bồ câu đi theo, nhiều lần, chim câu đã giúp việc truyền tin cho nghĩa quân rất nhanh chóng, nhiều lần lập được công lớn. (Ảnh: Dailymail)
Trong ảnh là bức tượng chim bồ câu với hình ảnh của một người đưa thư chăm chỉ, được việc. Đây là hình ảnh đã in sâu vào tâm trí của nhiều người, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. (Ảnh: Pinterest)
Đến khi công nghệ khoa học phát triển, chim bồ câu được "nghỉ hưu", không còn phải tham gia những sứ mệnh quân sự nữa. Mặc dù vậy, hình ảnh của chim bồ câu đưa thư, làm chim liên lạc đã trở thành một trong những hình ảnh đặc trưng khi người ta nghĩ về loài chim này. (Ảnh: Univision)
Được biết, hiện nay tại Việt Nam, chim bồ câu vẫn được nuôi rất nhiều, sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau nhưng chủ yếu là nuôi làm cảnh, nuôi làm thương phẩm. Tuy vậy, có những nơi vẫn duy trì truyền thống nuôi chim bồ câu để huấn luyện đi thi. (Ảnh: Terminix)
Không chỉ thi về ngoại hình đẹp mà chim bồ câu còn thi về khả năng bay cá nhân, bay đồng đội, khả năng nhớ đường. (Ảnh: Pinterest)
Các hội thi chim được tổ chức hàng năm, thu hút rất đông sự chú ý của nhiều người. (Ảnh: Wikipedia)