Thời gian gần đây, các nhóm khảo sát của Trung Quốc đã tìm thấy nhiều mỏ kim loại quý hiếm, trong đó có một trong những nguyên tố hiếm nhất là beryli.Beryli là kim loại kiềm thổ và có màu xám. Beryli xuất hiện tự nhiên ở trong lớp vỏ Trái Đất, không khí, đất và nước. Tuy nhiên, Beryli không có nhiều trong vũ trụ vì nó chỉ được tạo ra trong những vụ nổ sao siêu mới.Quặng beryli có ý nghĩa rất quan trọng, thậm chí được ví như kho báu, bởi vì nó được ứng dụng trong một loạt những ứng dụng điện tử. Ngoài ra, theo các chuyên gia, beryli sẽ trở thành vật liệu mới hàng không vũ trụ trong tương lai.Beryli có độc tính cao nhưng không thể thiếu trong các ngành công nghiệp sản xuất tên lửa, hàng không, luyện kim, đồng thời là nguyên liệu tuyệt vời cho các vệ tinh.Hiện nay, trên thế giới chỉ có ba quốc gia là Mỹ, Trung Quốc và Kazakhstan hiện đang khai thác và chế biến quặng beryli có khả năng thương mai.Chúng vô cùng khan hiếm nên trở thành kim loại được nhiều quốc gia trên thế giới săn lùng. Trữ lượng beryli được tìm thấy ở Trung Quốc là khoảng 21.000 tấn. Trong khi đó ước tính trữ lượng trên thế giới chỉ khoảng 400.000 tấn.T-rữ lượng beryli mới được phát hiện ở Tân Cương, khu tự trị phía Tây Bắc Trung Quốc, vượt quá 4.000 tấn. Phát hiện mới này sẽ biến mỏ beryli ở Tân Cương trở thành mỏ lớn nhất thế giới.Điều này sẽ mang lại thuận lợi cho Trung Quốc trong cuộc đua vào vũ trụ, đồng thời sản xuất nhiều loại vũ khí cao cấp khác nhau. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là mỏ beryli ở Tân Cương sẽ không dễ dàng được khai thác để làm vật liệu dự trữ cho hàng không vũ trụ trong tương lai.Nguyên nhân là do chi phí khai thác rất đắt đỏ. Ngoài ra, việc khai thác quặng beryli cũng giống như đất hiếm, đòi hỏi phải sử dụng một lượng lớn các chất hóa học, thậm chí là nguyên tố phóng xạ.Điều này sẽ gây ra không ít thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường xung quanh. Nơi tìm thấy quặng beryli nằm ở Hòa Điền, Tân Cương. Đây là nơi khai thác loại ngọc bích nổi tiếng của Trung Quốc nên tình trạng ô nhiễm môi trường ở Hòa Điền rất nghiêm trọng.Dù quý hiếm nhưng beryli vẫn là một kim loại nguy hiểm. Do được đào thải rất chậm ra khỏi cơ thể con người nên beryli có thể gây ra những tổn thương nội tạng, thậm chí là ung thư.Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT
Thời gian gần đây, các nhóm khảo sát của Trung Quốc đã tìm thấy nhiều mỏ kim loại quý hiếm, trong đó có một trong những nguyên tố hiếm nhất là beryli.
Beryli là kim loại kiềm thổ và có màu xám. Beryli xuất hiện tự nhiên ở trong lớp vỏ Trái Đất, không khí, đất và nước. Tuy nhiên, Beryli không có nhiều trong vũ trụ vì nó chỉ được tạo ra trong những vụ nổ sao siêu mới.
Quặng beryli có ý nghĩa rất quan trọng, thậm chí được ví như kho báu, bởi vì nó được ứng dụng trong một loạt những ứng dụng điện tử. Ngoài ra, theo các chuyên gia, beryli sẽ trở thành vật liệu mới hàng không vũ trụ trong tương lai.
Beryli có độc tính cao nhưng không thể thiếu trong các ngành công nghiệp sản xuất tên lửa, hàng không, luyện kim, đồng thời là nguyên liệu tuyệt vời cho các vệ tinh.
Hiện nay, trên thế giới chỉ có ba quốc gia là Mỹ, Trung Quốc và Kazakhstan hiện đang khai thác và chế biến quặng beryli có khả năng thương mai.
Chúng vô cùng khan hiếm nên trở thành kim loại được nhiều quốc gia trên thế giới săn lùng. Trữ lượng beryli được tìm thấy ở Trung Quốc là khoảng 21.000 tấn. Trong khi đó ước tính trữ lượng trên thế giới chỉ khoảng 400.000 tấn.
T-rữ lượng beryli mới được phát hiện ở Tân Cương, khu tự trị phía Tây Bắc Trung Quốc, vượt quá 4.000 tấn. Phát hiện mới này sẽ biến mỏ beryli ở Tân Cương trở thành mỏ lớn nhất thế giới.
Điều này sẽ mang lại thuận lợi cho Trung Quốc trong cuộc đua vào vũ trụ, đồng thời sản xuất nhiều loại vũ khí cao cấp khác nhau. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là mỏ beryli ở Tân Cương sẽ không dễ dàng được khai thác để làm vật liệu dự trữ cho hàng không vũ trụ trong tương lai.
Nguyên nhân là do chi phí khai thác rất đắt đỏ. Ngoài ra, việc khai thác quặng beryli cũng giống như đất hiếm, đòi hỏi phải sử dụng một lượng lớn các chất hóa học, thậm chí là nguyên tố phóng xạ.
Điều này sẽ gây ra không ít thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường xung quanh. Nơi tìm thấy quặng beryli nằm ở Hòa Điền, Tân Cương. Đây là nơi khai thác loại ngọc bích nổi tiếng của Trung Quốc nên tình trạng ô nhiễm môi trường ở Hòa Điền rất nghiêm trọng.
Dù quý hiếm nhưng beryli vẫn là một kim loại nguy hiểm. Do được đào thải rất chậm ra khỏi cơ thể con người nên beryli có thể gây ra những tổn thương nội tạng, thậm chí là ung thư.