Công trình ấn tượng được nhiều người xem như là chiếc thuyền lơ lửng giữa bầu trời thuộc vùng núi ở Lạc Nghiệp, Bách Sắc, Quảng Tây, Trung Quốc. Kiến trúc đặc biệt mang tên Vân Hải Thiên Châu (Yunhai Tianzhou), hay Sky Boat, này nằm tại khu vực núi đá, nơi có địa hình và cảnh quan hùng vĩ, hiểm trở.Quảng Tây là nơi có địa hình đá vôi và karst phân bố rộng rãi nhất. Cảnh quan vùng núi Lạc Nghiệp là biểu hiện điển hình của địa hình karst và hố sụt do xói mòn bề mặt. Vân Hải Thiên Châu gồm hai đường cong uốn lượn, lần lượt hình thành đài quan sát kéo dài từ sườn núi đến vách đá và liên tục hạ thấp. Tấm kính trong suốt ở phía trước của đài quan sát khiến mọi người trải nghiệm cảm giác thót tim ở vị trí nhô ra 34 m.Tại đài quan sát, một quán cà phê nhìn về phía đối diện giúp mọi người có thể thấy khung cảnh hùng vĩ với những ngọn núi trùng điệp. Sự chuyển đổi từ nhịp tim đập nhanh bên bờ vực thẳm sang tận hưởng khung cảnh núi non khoáng đạt và yên bình mang lại trải nghiệm thú.Để có được phong cảnh thơ mộng này, công trình là một thử thách thực sự đối với các kiến trúc sư. Sự biến dạng và kiểm soát biên độ của nền địa chất cần được đảm bảo để đáp ứng nhu cầu an toàn tâm lý của mọi người.Một giàn thép được sử dụng làm cấu trúc chính của đài quan sát và các lan can phía trước. Đây được coi là một phần của cấu trúc giàn để làm cho phần nhô ra phía trước mềm mại nhất có thể, nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn.Cấu trúc vòm dự ứng lực ở phần nhô ra của đài quan sát được thực hiện bằng cách tăng chiều dài cột và tăng độ võng. Điều này giúp bù đắp và cân bằng tải trọng của đài quan sát, bảo vệ kính khỏi bị biến dạng nghiêm trọng.Tính đến khó khăn trong việc trữ nước ở địa hình núi đá vôi trong quá trình xây dựng và điều kiện sinh thái kém, đội ngũ kiến trúc sư đã xây dựng một tòa nhà quan sát dài 80 m và rộng 10 m ở sườn núi. Thiết kế của công trình này đưa ra một giải pháp từ góc độ ý tưởng thiết kế cũng như công nghệ cho việc bảo vệ và sử dụng cảnh quan thiên nhiên.Tòa nhà được xây dựng và bố trí một cách thận trọng nhằm thích ứng với các điều kiện địa chất mong manh tại vùng núi hùng vĩ. Phần nhô ra 34 m giữa các thung lũng là một nỗ lực táo bạo đối với cấu trúc kiến trúc. Từ đây, mọi người có thể nhìn ngắm núi non trùng điệp và hòa mình vào thiên nhiên.Trên thế giơi cũng có một vài công trình thách thức trong lực như Chung cư Wozoco nằm tại Amsterdam, Hà Lan được xây dựng năm 1997.Hay Fallingwater House từng được giải thưởng "Tòa nhà thế kỷ" do Hiệp hội kiến trúc sư Mỹ bình chọn vào năm 2000. Công trình do kiến trúc sư nổi tiếng người Mỹ Frank Lloyd Wright xây dựng vào năm 1935, tọa lạc trên một thác nước gần Pittsburgh, Pennsylvania.Tòa nhà này trực thuộc Đại học thiết kế nghệ thuật Ontario College, trường thiết kế lâu đời nhất tại Canada. Được xem là thiết kế đột phá khi cách mặt đất tới 26m, nhưng tòa nhà lại thường bị xếp vào danh sách xấu xí nhất thế giới.>>>Xem thêm video: Tại sao người Trung Quốc xưa “nghiện” dùng gối sứ thay vì gối bông?
Công trình ấn tượng được nhiều người xem như là chiếc thuyền lơ lửng giữa bầu trời thuộc vùng núi ở Lạc Nghiệp, Bách Sắc, Quảng Tây, Trung Quốc. Kiến trúc đặc biệt mang tên Vân Hải Thiên Châu (Yunhai Tianzhou), hay Sky Boat, này nằm tại khu vực núi đá, nơi có địa hình và cảnh quan hùng vĩ, hiểm trở.
Quảng Tây là nơi có địa hình đá vôi và karst phân bố rộng rãi nhất. Cảnh quan vùng núi Lạc Nghiệp là biểu hiện điển hình của địa hình karst và hố sụt do xói mòn bề mặt.
Vân Hải Thiên Châu gồm hai đường cong uốn lượn, lần lượt hình thành đài quan sát kéo dài từ sườn núi đến vách đá và liên tục hạ thấp. Tấm kính trong suốt ở phía trước của đài quan sát khiến mọi người trải nghiệm cảm giác thót tim ở vị trí nhô ra 34 m.
Tại đài quan sát, một quán cà phê nhìn về phía đối diện giúp mọi người có thể thấy khung cảnh hùng vĩ với những ngọn núi trùng điệp. Sự chuyển đổi từ nhịp tim đập nhanh bên bờ vực thẳm sang tận hưởng khung cảnh núi non khoáng đạt và yên bình mang lại trải nghiệm thú.
Để có được phong cảnh thơ mộng này, công trình là một thử thách thực sự đối với các kiến trúc sư. Sự biến dạng và kiểm soát biên độ của nền địa chất cần được đảm bảo để đáp ứng nhu cầu an toàn tâm lý của mọi người.
Một giàn thép được sử dụng làm cấu trúc chính của đài quan sát và các lan can phía trước. Đây được coi là một phần của cấu trúc giàn để làm cho phần nhô ra phía trước mềm mại nhất có thể, nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn.
Cấu trúc vòm dự ứng lực ở phần nhô ra của đài quan sát được thực hiện bằng cách tăng chiều dài cột và tăng độ võng. Điều này giúp bù đắp và cân bằng tải trọng của đài quan sát, bảo vệ kính khỏi bị biến dạng nghiêm trọng.
Tính đến khó khăn trong việc trữ nước ở địa hình núi đá vôi trong quá trình xây dựng và điều kiện sinh thái kém, đội ngũ kiến trúc sư đã xây dựng một tòa nhà quan sát dài 80 m và rộng 10 m ở sườn núi. Thiết kế của công trình này đưa ra một giải pháp từ góc độ ý tưởng thiết kế cũng như công nghệ cho việc bảo vệ và sử dụng cảnh quan thiên nhiên.
Tòa nhà được xây dựng và bố trí một cách thận trọng nhằm thích ứng với các điều kiện địa chất mong manh tại vùng núi hùng vĩ. Phần nhô ra 34 m giữa các thung lũng là một nỗ lực táo bạo đối với cấu trúc kiến trúc. Từ đây, mọi người có thể nhìn ngắm núi non trùng điệp và hòa mình vào thiên nhiên.
Trên thế giơi cũng có một vài công trình thách thức trong lực như Chung cư Wozoco nằm tại Amsterdam, Hà Lan được xây dựng năm 1997.
Hay Fallingwater House từng được giải thưởng "Tòa nhà thế kỷ" do Hiệp hội kiến trúc sư Mỹ bình chọn vào năm 2000. Công trình do kiến trúc sư nổi tiếng người Mỹ Frank Lloyd Wright xây dựng vào năm 1935, tọa lạc trên một thác nước gần Pittsburgh, Pennsylvania.
Tòa nhà này trực thuộc Đại học thiết kế nghệ thuật Ontario College, trường thiết kế lâu đời nhất tại Canada. Được xem là thiết kế đột phá khi cách mặt đất tới 26m, nhưng tòa nhà lại thường bị xếp vào danh sách xấu xí nhất thế giới.
>>>Xem thêm video: Tại sao người Trung Quốc xưa “nghiện” dùng gối sứ thay vì gối bông?