Các nhà khoa học thuộc Đại học Ottawa của Canada mới công bố kết quả nghiên cứu về tình trạng biến đổi khí hậu đang làm đẩy nhanh tốc độ tan băng trên bề mặt Trái đất. Hậu quả là nhiều loại vi khuẩn vốn đang ngủ đông trong lớp băng sống lại trong các vùng nước trước kia là băng.Theo các nhà nghiên cứu, kết quả phân tích vật liệu di truyền trong đất và trầm tích ở Hazen - hồ nước ngọt lớn nhất vùng Bắc cực về dung tích cho thấy nguy cơ xuất hiện các virus mới chưa từng biết đến có "tuổi thọ" hàng chục ngàn năm tuổi.Hiện các nhà nghiên cứu chưa thể xác định được số lượng các virus lạ trong các mẫu nước mới được lấy và tác động của chúng tới môi trường hiện tại nhưng phát hiện trên làm dấy lên lo ngại về khả năng chúng có thể dễ dàng lây lan từ các sông băng ra bên ngoài môi trường.Nhóm nghiên cứu lo ngại khi nhiệt độ toàn cầu gia tăng do biến đổi khí hậu, nhiều khả năng virus và vi khuẩn ngủ đông trong sông băng và băng vĩnh cửu suốt nhiều thế kỷ sẽ tái sinh và lây nhiễm cho động vật hoang dã địa phương.Khi các sông băng tan chảy nhiều, phạm vi hoạt động của những vi khuẩn này sẽ rộng lớn hơn, có khả năng đe dọa sự sống của nhân loại.Mối lo ngại này của các chuyên gia là điều hợp lý. Bởi lẽ, trước đó thế giới từng xảy ra một số vụ tương tự. Điển hình là bùng phát bệnh than ở miền bắc Siberia vào năm 2016.Các nhà nghiên cứu nhận định dịch bệnh này được cho là xuất phát từ việc nắng nóng khắc nghiệt bất thường làm tan chảy lớp băng vĩnh cửu và làm lộ ra xác một con tuần lộc bị nhiễm bệnh. Đợt bùng phát bệnh than gần nhất trước đó tại khu vực miền bắc Siberia là vào năm 1941.Để hiểu rõ hơn về nguy cơ vi khuẩn trong sông băng sống lại, nhà nghiên cứu Stéphane Aris-Brosou và các đồng nghiệp tại Đại học Ottawa tiến hành giải trình tự ARN và ADN trong các mẫu nước để xác định các dấu hiệu trùng khớp chặt chẽ với các virus đã biết và các vật chủ tiềm năng là động vật, thực vật hoặc nấm.Đồng thời, nhóm nghiên cứu chạy một thuật toán đánh giá khả năng những virus này lây nhiễm cho các nhóm sinh vật không liên quan để từ đó đưa ra các phương án đối phó.Mời độc giả xem video: Phương pháp mới phát hiện vi khuẩn trong vài phút. Nguồn: THĐT1.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Ottawa của Canada mới công bố kết quả nghiên cứu về tình trạng biến đổi khí hậu đang làm đẩy nhanh tốc độ tan băng trên bề mặt Trái đất. Hậu quả là nhiều loại vi khuẩn vốn đang ngủ đông trong lớp băng sống lại trong các vùng nước trước kia là băng.
Theo các nhà nghiên cứu, kết quả phân tích vật liệu di truyền trong đất và trầm tích ở Hazen - hồ nước ngọt lớn nhất vùng Bắc cực về dung tích cho thấy nguy cơ xuất hiện các virus mới chưa từng biết đến có "tuổi thọ" hàng chục ngàn năm tuổi.
Hiện các nhà nghiên cứu chưa thể xác định được số lượng các virus lạ trong các mẫu nước mới được lấy và tác động của chúng tới môi trường hiện tại nhưng phát hiện trên làm dấy lên lo ngại về khả năng chúng có thể dễ dàng lây lan từ các sông băng ra bên ngoài môi trường.
Nhóm nghiên cứu lo ngại khi nhiệt độ toàn cầu gia tăng do biến đổi khí hậu, nhiều khả năng virus và vi khuẩn ngủ đông trong sông băng và băng vĩnh cửu suốt nhiều thế kỷ sẽ tái sinh và lây nhiễm cho động vật hoang dã địa phương.
Khi các sông băng tan chảy nhiều, phạm vi hoạt động của những vi khuẩn này sẽ rộng lớn hơn, có khả năng đe dọa sự sống của nhân loại.
Mối lo ngại này của các chuyên gia là điều hợp lý. Bởi lẽ, trước đó thế giới từng xảy ra một số vụ tương tự. Điển hình là bùng phát bệnh than ở miền bắc Siberia vào năm 2016.
Các nhà nghiên cứu nhận định dịch bệnh này được cho là xuất phát từ việc nắng nóng khắc nghiệt bất thường làm tan chảy lớp băng vĩnh cửu và làm lộ ra xác một con tuần lộc bị nhiễm bệnh. Đợt bùng phát bệnh than gần nhất trước đó tại khu vực miền bắc Siberia là vào năm 1941.
Để hiểu rõ hơn về nguy cơ vi khuẩn trong sông băng sống lại, nhà nghiên cứu Stéphane Aris-Brosou và các đồng nghiệp tại Đại học Ottawa tiến hành giải trình tự ARN và ADN trong các mẫu nước để xác định các dấu hiệu trùng khớp chặt chẽ với các virus đã biết và các vật chủ tiềm năng là động vật, thực vật hoặc nấm.
Đồng thời, nhóm nghiên cứu chạy một thuật toán đánh giá khả năng những virus này lây nhiễm cho các nhóm sinh vật không liên quan để từ đó đưa ra các phương án đối phó.
Mời độc giả xem video: Phương pháp mới phát hiện vi khuẩn trong vài phút. Nguồn: THĐT1.