Rắn râu có tên khoa học là Erpeton tentaculatum Lacepede. Là một trong những loài rắn kỳ dị, gây ám ảnh kinh hoàng nhất thế giới, rắn râu có hai chiếc "râu" mọc ra từ mũi. Thực chất đó là hai xúc tu mọc từ đầu mũi của chúng.Những cá thể rắn râu sử dụng cặp "râu" này như một loại mồi nhử thu hút các loài cá đến gần để ăn thịt. Loài rắn này được tìm thấy tại Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Malaysia.Một loài rắn kỳ lạ khác là rắn mù. Chúng được phát hiện ở Madagascar có đặc điểm nổi bật là cơ thể màu hồng.Có tên khoa học là Xenotyphlops mocquard, rắn mù giống như tên gọi có thị lực rất kém. Chúng săn mồi chủ yếu nhờ đánh hơi, sống trong lòng đất hoặc bên dưới các lớp đất, đá. Thức ăn chủ yếu của rắn mù là côn trùng như kiến, mối. Loài rắn mù tránh ánh sáng bất cứ khi nào có thể.Rắn đuôi nhện là loài rắn đặc hữu sống tại các vùng sa mạc ở phía tây Iran. Chúng được các nhà khoa học phát hiện lần đầu tiên vào năm 1968. Thế nhưng, phải đến năm 2006, các nhà khoa học mới có được một mẫu vật sống để kiểm tra và xác định đây là loài rắn hoàn toàn mới.Loài rắn đuôi nhện sở hữu chất độc chết người. Phần đuôi của loài rắn này có những phần vảy cứng, tua ra như chân nhện, khiến chiếc đuôi rắn giống hệt như một con nhện hoàn chỉnh. Chúng thường nằm ẩn nấp trong cát hoặc đá, đưa phần đuôi giống nhện lên cao rồi ngoe nguẩy để dụ dỗ con mồi tới gần rồi ăn thịt.Rắn hổ keelback (Tiger keelback) là một loài rắn nước, còn gọi là yamakagashi hay rắn nước Nhật Bản, sống phổ biến ở vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Chúng chủ yếu sử dụng chất độc để phòng thủ.Khi bị đe dọa, rắn hổ keelback sẽ phình gáy lên, nơi có hai tuyến chứa đầy hóa chất bufadienolides - một loại hóa chất có thể gây khó thở và tác động mạnh đến cơ tim. Chúng thích ăn thịt cóc - loài động vật lưỡng cư có các mụn da nổi trên lưng chứa đầy chất độc bufadienolides. Qua đó, chúng hấp thụ chất độc rồi dùng để đối đầu kẻ thù khi cần thiết.Rắn bay thiên đường hay còn gọi là Chrysopelea paradisi phân bố trong rừng mưa nhiệt đới tại Ấn Độ và Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam. Chúng không biết bay nhưng có thể phóng cơ thể trên không trung như thể đang bay khi muốn di chuyển từ cành cây này sang cành cây khác. Phần lớn thời gian chúng ở trên cây.Theo các nhà nghiên cứu, rắn bay thiên đường có nọc độc nhưng không gây nguy hiểm cho con người. Thức ăn chủ yếu của chúng là thằn lằn và các loài động vật nhỏ khác.Mời độc giả xem video: Thực hư loài rắn mini độc nhất Việt Nam “cắn là chết”.
Rắn râu có tên khoa học là Erpeton tentaculatum Lacepede. Là một trong những loài rắn kỳ dị, gây ám ảnh kinh hoàng nhất thế giới, rắn râu có hai chiếc "râu" mọc ra từ mũi. Thực chất đó là hai xúc tu mọc từ đầu mũi của chúng.
Những cá thể rắn râu sử dụng cặp "râu" này như một loại mồi nhử thu hút các loài cá đến gần để ăn thịt. Loài rắn này được tìm thấy tại Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Malaysia.
Một loài rắn kỳ lạ khác là rắn mù. Chúng được phát hiện ở Madagascar có đặc điểm nổi bật là cơ thể màu hồng.
Có tên khoa học là Xenotyphlops mocquard, rắn mù giống như tên gọi có thị lực rất kém. Chúng săn mồi chủ yếu nhờ đánh hơi, sống trong lòng đất hoặc bên dưới các lớp đất, đá. Thức ăn chủ yếu của rắn mù là côn trùng như kiến, mối. Loài rắn mù tránh ánh sáng bất cứ khi nào có thể.
Rắn đuôi nhện là loài rắn đặc hữu sống tại các vùng sa mạc ở phía tây Iran. Chúng được các nhà khoa học phát hiện lần đầu tiên vào năm 1968. Thế nhưng, phải đến năm 2006, các nhà khoa học mới có được một mẫu vật sống để kiểm tra và xác định đây là loài rắn hoàn toàn mới.
Loài rắn đuôi nhện sở hữu chất độc chết người. Phần đuôi của loài rắn này có những phần vảy cứng, tua ra như chân nhện, khiến chiếc đuôi rắn giống hệt như một con nhện hoàn chỉnh. Chúng thường nằm ẩn nấp trong cát hoặc đá, đưa phần đuôi giống nhện lên cao rồi ngoe nguẩy để dụ dỗ con mồi tới gần rồi ăn thịt.
Rắn hổ keelback (Tiger keelback) là một loài rắn nước, còn gọi là yamakagashi hay rắn nước Nhật Bản, sống phổ biến ở vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Chúng chủ yếu sử dụng chất độc để phòng thủ.
Khi bị đe dọa, rắn hổ keelback sẽ phình gáy lên, nơi có hai tuyến chứa đầy hóa chất bufadienolides - một loại hóa chất có thể gây khó thở và tác động mạnh đến cơ tim. Chúng thích ăn thịt cóc - loài động vật lưỡng cư có các mụn da nổi trên lưng chứa đầy chất độc bufadienolides. Qua đó, chúng hấp thụ chất độc rồi dùng để đối đầu kẻ thù khi cần thiết.
Rắn bay thiên đường hay còn gọi là Chrysopelea paradisi phân bố trong rừng mưa nhiệt đới tại Ấn Độ và Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam. Chúng không biết bay nhưng có thể phóng cơ thể trên không trung như thể đang bay khi muốn di chuyển từ cành cây này sang cành cây khác. Phần lớn thời gian chúng ở trên cây.
Theo các nhà nghiên cứu, rắn bay thiên đường có nọc độc nhưng không gây nguy hiểm cho con người. Thức ăn chủ yếu của chúng là thằn lằn và các loài động vật nhỏ khác.
Mời độc giả xem video: Thực hư loài rắn mini độc nhất Việt Nam “cắn là chết”.