Từ ngày 1/12/2019 đến 1/12/2020, Comparably đã thu thập thông tin đánh giá ẩn danh của nhân viên tại hơn 60.000 doanh nghiệp tại Mỹ, yêu cầu họ nhận xét về CEO của mình về nhiều khía cạnh như hiệu quả công việc, phong thái lãnh đạo cũng như văn hóa đối thoại trong môi trường làm việc.Top 3 năm nay đều là CEO của các công ty công nghệ. Xếp thứ nhất trong danh sách là Eric Yuan - CEO Zoom Video Communications. Eric Yuan sinh năm 1970 tại thành phố Phủ An, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Theo Forbes, cha mẹ Yuan làm nghề kỹ sư khai thác mỏ.Y tưởng tạo ra Zoom được Yuan nghĩ đến khi còn học đại học ở Trung Quốc. Vào thời điểm đó, ông và bạn gái đang yêu xa, chỉ gặp mặt 2 lần mỗi năm bằng những chuyến tàu dài 10 tiếng. Đó là lúc Yuan muốn tạo ra một dịch vụ có thể giúp ông và bạn gái trò chuyện, gặp mặt từ xa.Ở vị trí thứ 2 là CEO của HubSpot - Brian Halligan. Đây là một công ty phát triển giải pháp bán hàng, marketing cũng như chăm sóc khách hàng của Mỹ, thành lập năm 2006. Halligan ngoài công việc là một giám đốc điều hành còn là một tác giả sách, giảng viên tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).Vị CEO này được nhân viên đánh giá là một người có tầm nhìn chiến lược tốt. Cùng với đó là các giải pháp để đẩy mạnh sự hiệu quả làm việc giữa các nhóm nhân viên trong nội bộ công ty.Vị trí thứ 3 thuộc về giám đốc điều hành Google, ông Sundar Pichai. Vị CEO của gã khổng lồ tìm kiếm đã nhảy vọt 10 hạng so với vị trí năm ngoái.Pichai được 3.416 nhân viên của mình đánh giá đạt 81/100 điểm trên thang đo của Comparably. Là nhân viên kỳ cựu của Google, ông từng là giám đốc sản phẩm của nhiều dự án lớn như Chrome, Google Toolbars… trước khi được bổ nhiệm vào vị trí CEO tháng 10/2015.Ở vị trí thứ 4 là Satya Nadella, giám đốc điều hành của Microsoft. Khi Satya Nadella “nắm quyền cai trị” Microsoft từ người tiền nhiệm Steve Ballmer vào đầu năm 2014, đế chế công nghệ đình đám một thời này đã gần như thay đổi 180 độ, cả về triết lý kinh doanh lẫn thái độ tiếp cận thị trường. Và kết quả thực tế đã cho thấy những thay đổi này là hoàn toàn đúng đắn.CEO của Apple Tim Cook xếp ở vị trí thứ 8. Sau khi Steve Jobs từ chức CEO của Apple, Tim Cook đã được lựa chọn làm Giám đốc điều hành mới. Dưới sự lèo lái của CEO Apple Tim Cook, doanh thu của tập đoàn ngày càng tăng cao.CEO Apple Tim Cook gây ấn tượng với công chúng bởi khả năng làm việc xuất sắc, là một người thông minh và tài năng. Phong cách lãnh đạo của ông đã được nhiều thế hệ dõi theo và học hỏi.CEO Facebook Mark Zuckerberg xếp thứ 40 trong danh sách. Sinh năm 1984 trong một gia đình Mỹ gốc Do Thái có cha là bác sĩ nha khoa và mẹ là nhà tâm lý học, nhưng chàng trai Mark Zuckerberg lại có niềm đam mê công nghệ mãnh liệt. Chính điều này đã đưa “chàng trai vàng” trong ngành công nghệ thông tin đi đến thành công như ngày hôm nay.Việc vị CEO này xếp vị trí khá thấp đã dấy lên nhiều nghi vấn về độ chính xác của bảng xếp hạng.Người giàu nhất thế giới, CEO của gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon Jeff Bezos đã biến mất khỏi bảng xếp hạng này bởi chính sách đãi ngộ nghèo nàn của Amazon, cùng với đó là động thái giám sát nhân viên gắt gao gần đây vừa bị phanh phui.
Từ ngày 1/12/2019 đến 1/12/2020, Comparably đã thu thập thông tin đánh giá ẩn danh của nhân viên tại hơn 60.000 doanh nghiệp tại Mỹ, yêu cầu họ nhận xét về CEO của mình về nhiều khía cạnh như hiệu quả công việc, phong thái lãnh đạo cũng như văn hóa đối thoại trong môi trường làm việc.
Top 3 năm nay đều là CEO của các công ty công nghệ. Xếp thứ nhất trong danh sách là Eric Yuan - CEO Zoom Video Communications. Eric Yuan sinh năm 1970 tại thành phố Phủ An, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Theo Forbes, cha mẹ Yuan làm nghề kỹ sư khai thác mỏ.
Y tưởng tạo ra Zoom được Yuan nghĩ đến khi còn học đại học ở Trung Quốc. Vào thời điểm đó, ông và bạn gái đang yêu xa, chỉ gặp mặt 2 lần mỗi năm bằng những chuyến tàu dài 10 tiếng. Đó là lúc Yuan muốn tạo ra một dịch vụ có thể giúp ông và bạn gái trò chuyện, gặp mặt từ xa.
Ở vị trí thứ 2 là CEO của HubSpot - Brian Halligan. Đây là một công ty phát triển giải pháp bán hàng, marketing cũng như chăm sóc khách hàng của Mỹ, thành lập năm 2006. Halligan ngoài công việc là một giám đốc điều hành còn là một tác giả sách, giảng viên tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).
Vị CEO này được nhân viên đánh giá là một người có tầm nhìn chiến lược tốt. Cùng với đó là các giải pháp để đẩy mạnh sự hiệu quả làm việc giữa các nhóm nhân viên trong nội bộ công ty.
Vị trí thứ 3 thuộc về giám đốc điều hành Google, ông Sundar Pichai. Vị CEO của gã khổng lồ tìm kiếm đã nhảy vọt 10 hạng so với vị trí năm ngoái.
Pichai được 3.416 nhân viên của mình đánh giá đạt 81/100 điểm trên thang đo của Comparably. Là nhân viên kỳ cựu của Google, ông từng là giám đốc sản phẩm của nhiều dự án lớn như Chrome, Google Toolbars… trước khi được bổ nhiệm vào vị trí CEO tháng 10/2015.
Ở vị trí thứ 4 là Satya Nadella, giám đốc điều hành của Microsoft. Khi Satya Nadella “nắm quyền cai trị” Microsoft từ người tiền nhiệm Steve Ballmer vào đầu năm 2014, đế chế công nghệ đình đám một thời này đã gần như thay đổi 180 độ, cả về triết lý kinh doanh lẫn thái độ tiếp cận thị trường. Và kết quả thực tế đã cho thấy những thay đổi này là hoàn toàn đúng đắn.
CEO của Apple Tim Cook xếp ở vị trí thứ 8. Sau khi Steve Jobs từ chức CEO của Apple, Tim Cook đã được lựa chọn làm Giám đốc điều hành mới. Dưới sự lèo lái của CEO Apple Tim Cook, doanh thu của tập đoàn ngày càng tăng cao.
CEO Apple Tim Cook gây ấn tượng với công chúng bởi khả năng làm việc xuất sắc, là một người thông minh và tài năng. Phong cách lãnh đạo của ông đã được nhiều thế hệ dõi theo và học hỏi.
CEO Facebook Mark Zuckerberg xếp thứ 40 trong danh sách. Sinh năm 1984 trong một gia đình Mỹ gốc Do Thái có cha là bác sĩ nha khoa và mẹ là nhà tâm lý học, nhưng chàng trai Mark Zuckerberg lại có niềm đam mê công nghệ mãnh liệt. Chính điều này đã đưa “chàng trai vàng” trong ngành công nghệ thông tin đi đến thành công như ngày hôm nay.
Việc vị CEO này xếp vị trí khá thấp đã dấy lên nhiều nghi vấn về độ chính xác của bảng xếp hạng.
Người giàu nhất thế giới, CEO của gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon Jeff Bezos đã biến mất khỏi bảng xếp hạng này bởi chính sách đãi ngộ nghèo nàn của Amazon, cùng với đó là động thái giám sát nhân viên gắt gao gần đây vừa bị phanh phui.