Một bí ẩn khó giải khiến giới chuyên gia "vắt óc" đi tìm lời giải là ngọn lửa vĩnh cửu ở công viên Chestnut Ridge, New York, Mỹ. Không ai biết ngọn lửa này đã cháy từ khi nào nhưng ít nhất được cho đã rực cháy liên tục suốt hàng ngàn năm.Để giải mã bí ẩn về ngọn lửa này, các chuyên gia đã thực hiện một số nghiên cứu. Trong số này, nhà nghiên cứu Arndt Schimmelmann và các đồng nghiệp thuộc Đại học Indiana, Mỹ phát hiện ra tảng đá bên dưới không đủ nóng để tạo ra phản ứng khiến ngọn lửa cháy.Theo nhóm nghiên cứu của ông Schimmelmann, tảng đá bên dưới ngọn lửa bên trong thác nước ở New York chỉ nóng như "tách trà".Hơn nữa, hòn đá bên dưới ngọn lửa cũng không phải là kiểu đá phiến sét - loại đá được cho là nguồn gốc để duy trì khí đốt do nằm sâu dưới lòng đất và rất nóng. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải ngọn lửa ở New York lấy nhiên liệu bằng cách nào để có thể rực cháy suốt nhiều năm mà chưa tắt.Một bí ẩn gây tò mò khác là "thác máu" ở Nam Cực. Vào năm 1911, nhà địa chất học người Anh Griffith Taylor tình cờ phát hiện một dòng nước chảy có màu đỏ như máu đổ ra từ chân sông băng Taylor.Trong hơn 100 năm qua, "thác máu" ở Nam Cực đã trở thành chủ đề nghiên cứu của nhiều chuyên gia, nhà khoa học. Họ đã thực hiện nhiều nghiên cứu nhằm tìm ra lời giải.Ban đầu, nhà địa chất học Thomas Griffith Taylor nhận định nguyên nhân tạo ra thác nước màu đỏ là vì tảo đỏ. Hơn 50 năm sau, giới nghiên cứu nhận định màu đỏ như máu của nước do muối sắt gây ra.Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây chỉ ra nước ở "thác máu" tại Nam Cực có màu đỏ là vì chứa sắt tồn tại ở dạng siêu vi cầu nhỏ hơn 100 lần so với tế bào hồng cầu của con người. Dù vậy, một số nhà khoa học vẫn cho rằng đây chưa phải lời giải chính xác cho bí ẩn tại "thác máu".Những quả cầu đá khổng lồ ở Costa Rica khiến giới khoa học "đau đầu" đi tìm lời giải. Chúng khiến mọi người kinh ngạc vì hình dạng hoàn hảo.Được phát hiện vào những năm 1930, những quả cầu đá khổng lồ ở Costa Rica có kích thước khác nhau. Trong số này, một số có đường kính từ vài cm cho đến hơn 2m. Một số khối cầu đá nặng đến 16 tấn với đường kính 2,4m.Đến nay, các chuyên gia vẫn chưa thể giải mã nguồn gốc của những quả cầu đá khổng lồ này. Ai là người đã tạo ra chúng, chế tác bằng cách nào, mục đích của chúng là gì... Những câu hỏi này được giới nghiên cứu đang nỗ lực tìm ra lời giải khoa học.Mời độc giả xem video: Giải mã bí ẩn hồ nước dưới lòng đất lớn nhất hành tinh.
Một bí ẩn khó giải khiến giới chuyên gia "vắt óc" đi tìm lời giải là ngọn lửa vĩnh cửu ở công viên Chestnut Ridge, New York, Mỹ. Không ai biết ngọn lửa này đã cháy từ khi nào nhưng ít nhất được cho đã rực cháy liên tục suốt hàng ngàn năm.
Để giải mã bí ẩn về ngọn lửa này, các chuyên gia đã thực hiện một số nghiên cứu. Trong số này, nhà nghiên cứu Arndt Schimmelmann và các đồng nghiệp thuộc Đại học Indiana, Mỹ phát hiện ra tảng đá bên dưới không đủ nóng để tạo ra phản ứng khiến ngọn lửa cháy.
Theo nhóm nghiên cứu của ông Schimmelmann, tảng đá bên dưới ngọn lửa bên trong thác nước ở New York chỉ nóng như "tách trà".
Hơn nữa, hòn đá bên dưới ngọn lửa cũng không phải là kiểu đá phiến sét - loại đá được cho là nguồn gốc để duy trì khí đốt do nằm sâu dưới lòng đất và rất nóng. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải ngọn lửa ở New York lấy nhiên liệu bằng cách nào để có thể rực cháy suốt nhiều năm mà chưa tắt.
Một bí ẩn gây tò mò khác là "thác máu" ở Nam Cực. Vào năm 1911, nhà địa chất học người Anh Griffith Taylor tình cờ phát hiện một dòng nước chảy có màu đỏ như máu đổ ra từ chân sông băng Taylor.
Trong hơn 100 năm qua, "thác máu" ở Nam Cực đã trở thành chủ đề nghiên cứu của nhiều chuyên gia, nhà khoa học. Họ đã thực hiện nhiều nghiên cứu nhằm tìm ra lời giải.
Ban đầu, nhà địa chất học Thomas Griffith Taylor nhận định nguyên nhân tạo ra thác nước màu đỏ là vì tảo đỏ. Hơn 50 năm sau, giới nghiên cứu nhận định màu đỏ như máu của nước do muối sắt gây ra.
Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây chỉ ra nước ở "thác máu" tại Nam Cực có màu đỏ là vì chứa sắt tồn tại ở dạng siêu vi cầu nhỏ hơn 100 lần so với tế bào hồng cầu của con người. Dù vậy, một số nhà khoa học vẫn cho rằng đây chưa phải lời giải chính xác cho bí ẩn tại "thác máu".
Những quả cầu đá khổng lồ ở Costa Rica khiến giới khoa học "đau đầu" đi tìm lời giải. Chúng khiến mọi người kinh ngạc vì hình dạng hoàn hảo.
Được phát hiện vào những năm 1930, những quả cầu đá khổng lồ ở Costa Rica có kích thước khác nhau. Trong số này, một số có đường kính từ vài cm cho đến hơn 2m. Một số khối cầu đá nặng đến 16 tấn với đường kính 2,4m.
Đến nay, các chuyên gia vẫn chưa thể giải mã nguồn gốc của những quả cầu đá khổng lồ này. Ai là người đã tạo ra chúng, chế tác bằng cách nào, mục đích của chúng là gì... Những câu hỏi này được giới nghiên cứu đang nỗ lực tìm ra lời giải khoa học.
Mời độc giả xem video: Giải mã bí ẩn hồ nước dưới lòng đất lớn nhất hành tinh.