Rồng Komodo được coi là quốc thú của Indonesia. Đây là loài thằn lằn lớn nhất trên thế giới hiện nay, được cho là có quan hệ mật thiết với loài khủng long đã tuyệt chủng cách đây hàng triệu năm.Điều đặc biệt ở rồng Komodo là những con rồng cái có thể sinh sản đơn tính (hay còn gọi là trinh sản), nghĩa là chúng hoàn toàn có thể mang thai và tự thụ tinh cho trứng của mình mà không cần tinh trùng của con đựcKhả năng sinh sản cực "dị" của rồng Komodo đến nay vẫn là bí ẩn đối với khoa học. Tuy nhiên, nếu gặp rồng đực to, khỏe, rồng cái không cần phải "tự thân" sinh sản mà có thể giao phối và "mang bầu" bình thườngĐiều thú vị là trứng của rồng Komodo dai và dính như cao su nên có thể to lên khi rồng con bên trong phát triển. Thường lúc trứng gần nở sẽ lớn hơn 50% so với lúc trứng mới đẻ.Trong số các loài lưỡng cư, ếch Darwin là loài động vật "lập dị" khi có phương pháp sinh sản độc nhất vô nhị. Theo đó, khi con cái đẻ trứng xuống thềm lá ẩm, ếch đực sẽ ở bên canh gác cho các phôi thai hình thành rồi nuốt các phôi này vào chiếc túi đặc biệt nằm trong thanh quảnSau khi nòng nọc thành hình, ếch Darwin đực tiếp tục giữ nòng nọc con trong túi ấp để chúng phát triển hoàn toàn. Trong thời gian ở trong túi, nòng nọc sẽ được nuôi dưỡng bằng chất dịch dưỡng được tiết ra từ thành túi. Khi ếch con đã đủ sức tự lập, ếch đực vận sức để nôn chúng ra qua đường miệng của mình.Nghe có vẻ kinh dị nhưng đây là cách ếch Darwin đực bảo vệ đàn con của mình khỏi những nguy hiểm bên ngoài tự nhiên. Nhờ vậy mà ếch Darwin đực xứng đáng với danh hiệu "Ông bố vĩ đại nhất trong thế giới động vật".Cóc Surinam (cóc tổ ong) là loài vật bản địa Nam Mỹ, có bề ngoài dẹt, giống như một chiếc lá và da lưng có các lỗ giống như tổ ong. Không chỉ nổi tiếng với ngoài hình kỳ lạ, cóc Surimam còn "nổi danh" là một trong những động vật có cách sinh sản cực "dị" khi "tạo ra em bé" bằng da lưng.Theo đó, sau khi giao phối, cóc Surinam đực sẽ mang trứng đã thụ tinh để bỏ vào các lỗ trên da lưng của con cái. Những con cóc con sống và phát triển bên dưới lớp da của con mẹ khi còn là những quả trứng. Và đến khi phát triển hoàn toàn, chúng sẽ tự chui ra khỏi lưng cóc mẹ.Cá ngựa có tên khoa học là Hippocampus, chúng có họ hàng gần với các loài cá chìa vôi và cá rồng biển vì đặc tính của giống loài này là con đực thường "mang nặng đẻ đau" thay cho con cái.Theo đó, khi đến mùa sinh sản, sau khi kết đôi, cá ngựa cái sẽ đẻ trứng vào chiếc túi ấp (tương tự như túi của kangaroo) trước bụng cá ngựa đực. Ngay sau đó trứng sẽ được con đực phóng tinh trùng và nuôi dưỡng cho đến khi cá ngựa con phát triển hoàn toànSau khoảng 10-30 ngày, cá ngựa đực sẽ "sinh" bằng cách giật mạnh cơ bụng để tạo lực đẩy cho cá ngựa con ra ngoài. Một lần như vậy, cá ngựa đực có thể "sinh" từ 10-300 con non (tùy theo từng loài)Giống như một số loài động vật có vú khác như gấu và lửng, Tatu có khả năng trì hoãn và giữ một phôi thai trong trạng thái “ngủ đông”. Mục đích là để chờ điều kiện thuận lợi thì Tatu cái mới mang thaiNếu bình thường thời gian mang thai chỉ mất khoảng 4 tháng, nhưng vì sự trì hoãn đó nên phải 8 tháng sau khi giao phối, những con Tatu non mới được sinh ra.Cá hàm đầu vàng (yellow-headed jawfish) sở hữu một chiếc miệng đa năng nhất trong thế giới đại dương. Vì miệng của loài cá này không chỉ được dùng để kiếm ăn, đào hang mà còn dùng để nuôi con.Vào mùa sinh sản, cá cái sẽ đẻ trứng, cá đực sẽ thụ tinh cho trứng và ngậm trứng trong miệng để ấp và bảo vệ cho đến khi trứng nở ra. Trong quá trình ấp trứng, cá đực phải mở miệng để lưu thông nước và cung cấp oxy cho trứng phát triển.Giai đoạn này, cá đực sẽ nhịn ăn để tránh việc vô tình nuốt trứng vào bụng, do đó chúng bị sụt cân nhanh chóng. Phải chờ đến khi cá con nở ra, cá đực mới có thời gian để ăn và hồi phục sức khỏe.Thú mỏ vịt được xếp vào danh sách những loài vật có hình dáng kỳ dị nhất, bởi chúng sở hữu mỏ như mỏ vịt, đuôi giống hải ly, chân như rái cá. Ngoài ra, loài vật này "dị" hơn khi tuy là động vật có vú nhưng chúng lại đẻ trứng thay vì đẻ con.Vào mùa sinh sản, thú mỏ vịt cái sẽ ở một mình trong những cái hang dưới lòng đất để đẻ trứng. Loài này thường đẻ từ 1-3 quả trứng và ấp trứng giữa thân người và đuôi. Khoảng 10 ngày sau, những con non nở ra với kích thước chỉ bằng một hạt đậu. Thú mỏ vịt mẹ sẽ nuôi con của mình từ 3-4 tháng đầu đời tới khi con của chúng biết bơi.Điều đặc biệt là dù thú mỏ vịt là động vật có vú thuộc bộ Đơn huyệt nhưng lại không có núm vú và không có tuyến vú. Do đó để nuôi con, chúng sẽ nằm ngửa bụng lên trời để phóng sữa qua lỗ chân lông. Thú mỏ vịt con sẽ trèo lên mình mẹ liếm sữa.
Rồng Komodo được coi là quốc thú của Indonesia. Đây là loài thằn lằn lớn nhất trên thế giới hiện nay, được cho là có quan hệ mật thiết với loài khủng long đã tuyệt chủng cách đây hàng triệu năm.
Điều đặc biệt ở rồng Komodo là những con rồng cái có thể sinh sản đơn tính (hay còn gọi là trinh sản), nghĩa là chúng hoàn toàn có thể mang thai và tự thụ tinh cho trứng của mình mà không cần tinh trùng của con đực
Khả năng sinh sản cực "dị" của rồng Komodo đến nay vẫn là bí ẩn đối với khoa học. Tuy nhiên, nếu gặp rồng đực to, khỏe, rồng cái không cần phải "tự thân" sinh sản mà có thể giao phối và "mang bầu" bình thường
Điều thú vị là trứng của rồng Komodo dai và dính như cao su nên có thể to lên khi rồng con bên trong phát triển. Thường lúc trứng gần nở sẽ lớn hơn 50% so với lúc trứng mới đẻ.
Trong số các loài lưỡng cư, ếch Darwin là loài động vật "lập dị" khi có phương pháp sinh sản độc nhất vô nhị. Theo đó, khi con cái đẻ trứng xuống thềm lá ẩm, ếch đực sẽ ở bên canh gác cho các phôi thai hình thành rồi nuốt các phôi này vào chiếc túi đặc biệt nằm trong thanh quản
Sau khi nòng nọc thành hình, ếch Darwin đực tiếp tục giữ nòng nọc con trong túi ấp để chúng phát triển hoàn toàn. Trong thời gian ở trong túi, nòng nọc sẽ được nuôi dưỡng bằng chất dịch dưỡng được tiết ra từ thành túi. Khi ếch con đã đủ sức tự lập, ếch đực vận sức để nôn chúng ra qua đường miệng của mình.
Nghe có vẻ kinh dị nhưng đây là cách ếch Darwin đực bảo vệ đàn con của mình khỏi những nguy hiểm bên ngoài tự nhiên. Nhờ vậy mà ếch Darwin đực xứng đáng với danh hiệu "Ông bố vĩ đại nhất trong thế giới động vật".
Cóc Surinam (cóc tổ ong) là loài vật bản địa Nam Mỹ, có bề ngoài dẹt, giống như một chiếc lá và da lưng có các lỗ giống như tổ ong. Không chỉ nổi tiếng với ngoài hình kỳ lạ, cóc Surimam còn "nổi danh" là một trong những động vật có cách sinh sản cực "dị" khi "tạo ra em bé" bằng da lưng.
Theo đó, sau khi giao phối, cóc Surinam đực sẽ mang trứng đã thụ tinh để bỏ vào các lỗ trên da lưng của con cái. Những con cóc con sống và phát triển bên dưới lớp da của con mẹ khi còn là những quả trứng. Và đến khi phát triển hoàn toàn, chúng sẽ tự chui ra khỏi lưng cóc mẹ.
Cá ngựa có tên khoa học là Hippocampus, chúng có họ hàng gần với các loài cá chìa vôi và cá rồng biển vì đặc tính của giống loài này là con đực thường "mang nặng đẻ đau" thay cho con cái.
Theo đó, khi đến mùa sinh sản, sau khi kết đôi, cá ngựa cái sẽ đẻ trứng vào chiếc túi ấp (tương tự như túi của kangaroo) trước bụng cá ngựa đực. Ngay sau đó trứng sẽ được con đực phóng tinh trùng và nuôi dưỡng cho đến khi cá ngựa con phát triển hoàn toàn
Sau khoảng 10-30 ngày, cá ngựa đực sẽ "sinh" bằng cách giật mạnh cơ bụng để tạo lực đẩy cho cá ngựa con ra ngoài. Một lần như vậy, cá ngựa đực có thể "sinh" từ 10-300 con non (tùy theo từng loài)
Giống như một số loài động vật có vú khác như gấu và lửng, Tatu có khả năng trì hoãn và giữ một phôi thai trong trạng thái “ngủ đông”. Mục đích là để chờ điều kiện thuận lợi thì Tatu cái mới mang thai
Nếu bình thường thời gian mang thai chỉ mất khoảng 4 tháng, nhưng vì sự trì hoãn đó nên phải 8 tháng sau khi giao phối, những con Tatu non mới được sinh ra.
Cá hàm đầu vàng (yellow-headed jawfish) sở hữu một chiếc miệng đa năng nhất trong thế giới đại dương. Vì miệng của loài cá này không chỉ được dùng để kiếm ăn, đào hang mà còn dùng để nuôi con.
Vào mùa sinh sản, cá cái sẽ đẻ trứng, cá đực sẽ thụ tinh cho trứng và ngậm trứng trong miệng để ấp và bảo vệ cho đến khi trứng nở ra. Trong quá trình ấp trứng, cá đực phải mở miệng để lưu thông nước và cung cấp oxy cho trứng phát triển.
Giai đoạn này, cá đực sẽ nhịn ăn để tránh việc vô tình nuốt trứng vào bụng, do đó chúng bị sụt cân nhanh chóng. Phải chờ đến khi cá con nở ra, cá đực mới có thời gian để ăn và hồi phục sức khỏe.
Thú mỏ vịt được xếp vào danh sách những loài vật có hình dáng kỳ dị nhất, bởi chúng sở hữu mỏ như mỏ vịt, đuôi giống hải ly, chân như rái cá. Ngoài ra, loài vật này "dị" hơn khi tuy là động vật có vú nhưng chúng lại đẻ trứng thay vì đẻ con.
Vào mùa sinh sản, thú mỏ vịt cái sẽ ở một mình trong những cái hang dưới lòng đất để đẻ trứng. Loài này thường đẻ từ 1-3 quả trứng và ấp trứng giữa thân người và đuôi. Khoảng 10 ngày sau, những con non nở ra với kích thước chỉ bằng một hạt đậu. Thú mỏ vịt mẹ sẽ nuôi con của mình từ 3-4 tháng đầu đời tới khi con của chúng biết bơi.
Điều đặc biệt là dù thú mỏ vịt là động vật có vú thuộc bộ Đơn huyệt nhưng lại không có núm vú và không có tuyến vú. Do đó để nuôi con, chúng sẽ nằm ngửa bụng lên trời để phóng sữa qua lỗ chân lông. Thú mỏ vịt con sẽ trèo lên mình mẹ liếm sữa.