Anaconda là loài trăn khổng lồ sống ở lưu vực sông Amazon, đây chính là "sát thủ máu lạnh" đầu tiên nếu nhắc đến khu vực tự nhiên Nam Mỹ.Kích thước của trăn Anaconda vô cùng lớn, con trưởng thành có thể dài hơn chục mét và nặng hơn 100kgTrăn Anaconda có lối sống lưỡng cư nhưng hiếm khi leo lên cây vì khối lượng cơ thể lớn. Hầu hết thời gian nó dành cho việc ngâm mình dưới nước để chờ đợi những con mồi xấu số.Con mồi ưa thích của chúng rất đa dạng, đó là cá sấu Nam Mỹ, trâu, dê, thậm chí là cả báo Nam Mỹ... Khi tóm được con mồi, chúng sẽ lấy thân mình siết chặt cho đến khi con mồi chết rồi nuốt vào từ từVận tốc bơi của trăn Anaconda cũng cực kỳ đáng nể khi đạt 20 km/h và có thể ở dưới nước trong tối đa 20 phút, trước khi nó phải ngoi lên để thở.Với sức mạnh khủng khiếp, trăn Anaconda không có quá nhiều kẻ thù trong thế giới tự nhiên. Nhờ vậy, một con Anaconda có thể dễ dàng vượt qua cột mốc 10 - 12 năm tuổi thọ trong tự nhiên. Còn trong môi trường nuôi nhốt, con số ấy sẽ lên tới 30 năm.Rừng Amazon còn là khu vực sinh sống của loài ếch phi tiêu độc - tên gọi chung của một nhóm các loài ếch có độc trong họ Dendrobatidae (một trong số những họ động vật có nhiều màu sắc rực rỡ và đẹp nhất thế giới). Sở dĩ chúng có tên như vậy vì nọc độc của loài ếch này được thổ dân da đỏ sử dụng để tẩm vào phi tiêu khi săn bắnĐộc tố của loài ếch này có thể làm tê liệt hệ thần kinh, gây liệt các cơ và khiến sinh vật trúng độc tử vong nhanh chóng.Đại diện tiêu biểu cho họ ếch phi tiêu độc là ếch phi tiêu vàng (tên khoa học là Phyllobates terribilis). Da của chúng có thể tiết ra batrachotoxin - chất độc có khả năng giết chết từ 10-20 người đàn ông khỏe mạnh.Đã có nhiều công trình nghiên cứu về độc tính của ếch phi tiêu độc nhưng các nhà khoa học vẫn chưa hoàn toàn tìm ra nguồn gốc chính xác của lượng độc tố có trên cơ thể loài ếch này.Có giả thuyết khoa học cho rằng, độc tố của ếch phi tiêu độc đến từ việc chúng ăn các sinh vật có độc tính.Lưu vực sông Amazon còn là nơi sinh sống của loài lươn điện, được mệnh danh là thủy quái.Lươn điện nổi tiếng có khả năng tạo ra các cú sốc điện lên tới 600V nhờ vào những tế bào đặc biệt được gọi là “electrocyte” được xếp phía dưới sườn.Một lần phát điện của chúng không đủ giết chết người lớn khỏe mạnh nhưng nhiều lần phát có thể gây đau tim, suy hô hấp, khiến nạn nhân choáng váng và chết đuối sau khi bị tấn công.Cách săn mồi của lươn điện vô cùng đặc biệt. Đầu tiên, chúng xác định vị trí con mồi bằng cách phát những dòng điện nhỏ tầm 10V trước khi làm bất tỉnh và giết chết con mồi bằng những dòng điện lớn hơn.Amazon còn là vùng đất sở hữu rất nhiều sinh vật ngoại cỡ, một trong số đó phải kể đến loài Scolopendra gigantea (hay còn gọi là rết chân vàng khổng lồ hoặc rết khổng lồ Amazon).Chiều dài cơ thể của chúng có thể đạt đến 26 cm, thậm chí là vượt quá 30 cm.Vết cắn của rết khổng lồ cực kỳ đau đớn. Nạn nhân bị cắn có thể gặp phải một số triệu chứng như sốt, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt...Kiến đạn (tên khoa học là Paraponera clavata) cũng là sinh vật đáng sợ của vùng Amazon.Sở dĩ loài kiến này có tên là kiến đạn vì cảm giác đau buốt như đạn bắn mà nạn nhân phải chịu đựng khi bị loài kiến này cắn. Sự đau đớn từ cú đốt của kiến đạn có thể kéo dài từ 12-24 tiếng.Vết cắn của kiến đạn sẽ đi cùng với một loại nọc độc. Nọc độc này gây tác động đến hệ thần kinh, vì thế chỉ cần vài vết cắn, nạn nhân có thể "bất tỉnh nhân sự". Sau đó, nọc độc sẽ xâm nhập vào các cơ gây hoại tử, nhiễm trùng. Nếu không được chữa trị kịp thời, nhẹ thì mất chi, nặng thì tử vong.
Anaconda là loài trăn khổng lồ sống ở lưu vực sông Amazon, đây chính là "sát thủ máu lạnh" đầu tiên nếu nhắc đến khu vực tự nhiên Nam Mỹ.
Kích thước của trăn Anaconda vô cùng lớn, con trưởng thành có thể dài hơn chục mét và nặng hơn 100kg
Trăn Anaconda có lối sống lưỡng cư nhưng hiếm khi leo lên cây vì khối lượng cơ thể lớn. Hầu hết thời gian nó dành cho việc ngâm mình dưới nước để chờ đợi những con mồi xấu số.
Con mồi ưa thích của chúng rất đa dạng, đó là cá sấu Nam Mỹ, trâu, dê, thậm chí là cả báo Nam Mỹ... Khi tóm được con mồi, chúng sẽ lấy thân mình siết chặt cho đến khi con mồi chết rồi nuốt vào từ từ
Vận tốc bơi của trăn Anaconda cũng cực kỳ đáng nể khi đạt 20 km/h và có thể ở dưới nước trong tối đa 20 phút, trước khi nó phải ngoi lên để thở.
Với sức mạnh khủng khiếp, trăn Anaconda không có quá nhiều kẻ thù trong thế giới tự nhiên. Nhờ vậy, một con Anaconda có thể dễ dàng vượt qua cột mốc 10 - 12 năm tuổi thọ trong tự nhiên. Còn trong môi trường nuôi nhốt, con số ấy sẽ lên tới 30 năm.
Rừng Amazon còn là khu vực sinh sống của loài ếch phi tiêu độc - tên gọi chung của một nhóm các loài ếch có độc trong họ Dendrobatidae (một trong số những họ động vật có nhiều màu sắc rực rỡ và đẹp nhất thế giới). Sở dĩ chúng có tên như vậy vì nọc độc của loài ếch này được thổ dân da đỏ sử dụng để tẩm vào phi tiêu khi săn bắn
Độc tố của loài ếch này có thể làm tê liệt hệ thần kinh, gây liệt các cơ và khiến sinh vật trúng độc tử vong nhanh chóng.
Đại diện tiêu biểu cho họ ếch phi tiêu độc là ếch phi tiêu vàng (tên khoa học là Phyllobates terribilis). Da của chúng có thể tiết ra batrachotoxin - chất độc có khả năng giết chết từ 10-20 người đàn ông khỏe mạnh.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về độc tính của ếch phi tiêu độc nhưng các nhà khoa học vẫn chưa hoàn toàn tìm ra nguồn gốc chính xác của lượng độc tố có trên cơ thể loài ếch này.
Có giả thuyết khoa học cho rằng, độc tố của ếch phi tiêu độc đến từ việc chúng ăn các sinh vật có độc tính.
Lưu vực sông Amazon còn là nơi sinh sống của loài lươn điện, được mệnh danh là thủy quái.
Lươn điện nổi tiếng có khả năng tạo ra các cú sốc điện lên tới 600V nhờ vào những tế bào đặc biệt được gọi là “electrocyte” được xếp phía dưới sườn.
Một lần phát điện của chúng không đủ giết chết người lớn khỏe mạnh nhưng nhiều lần phát có thể gây đau tim, suy hô hấp, khiến nạn nhân choáng váng và chết đuối sau khi bị tấn công.
Cách săn mồi của lươn điện vô cùng đặc biệt. Đầu tiên, chúng xác định vị trí con mồi bằng cách phát những dòng điện nhỏ tầm 10V trước khi làm bất tỉnh và giết chết con mồi bằng những dòng điện lớn hơn.
Amazon còn là vùng đất sở hữu rất nhiều sinh vật ngoại cỡ, một trong số đó phải kể đến loài Scolopendra gigantea (hay còn gọi là rết chân vàng khổng lồ hoặc rết khổng lồ Amazon).
Chiều dài cơ thể của chúng có thể đạt đến 26 cm, thậm chí là vượt quá 30 cm.
Vết cắn của rết khổng lồ cực kỳ đau đớn. Nạn nhân bị cắn có thể gặp phải một số triệu chứng như sốt, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt...
Kiến đạn (tên khoa học là Paraponera clavata) cũng là sinh vật đáng sợ của vùng Amazon.
Sở dĩ loài kiến này có tên là kiến đạn vì cảm giác đau buốt như đạn bắn mà nạn nhân phải chịu đựng khi bị loài kiến này cắn. Sự đau đớn từ cú đốt của kiến đạn có thể kéo dài từ 12-24 tiếng.
Vết cắn của kiến đạn sẽ đi cùng với một loại nọc độc. Nọc độc này gây tác động đến hệ thần kinh, vì thế chỉ cần vài vết cắn, nạn nhân có thể "bất tỉnh nhân sự". Sau đó, nọc độc sẽ xâm nhập vào các cơ gây hoại tử, nhiễm trùng. Nếu không được chữa trị kịp thời, nhẹ thì mất chi, nặng thì tử vong.