Khi khám phá Nam Cực, các chuyên gia đã tìm thấy một bộ xương của " thủy quái" khổng lồ dài 12m. Nó có một số đặc điểm cực giống quái vật hồ Loch Ness của Scotland như: cơ thể khổng lồ, chiếc cổ dài vểnh lên và 4 vây dài để bơi lội dưới nước.Theo các chuyên gia, bộ xương của "thủy quái" trên thuộc về bộ bò sát biển plesiosaur. Đây là sinh vật đầu tiên thuộc nhóm plesiosaur được tìm thấy tại Nam Cực và cũng là loài cổ nhất từng được phát hiện tại đây."Thủy quái" plesiosaur tìm thấy tại Nam Cực có niên đại khoảng 150 triệu năm tuổi.Vào vào thời kỷ Jura, loài plesiosaur từng tung hoành trong lòng biển vào thời điểm Nam cực còn là một phần của siêu lục địa Gondwana, lúc đó bao gồm: Australia, New Zealand, châu Phi, Nam Mỹ, Madagascar, Ấn Độ và châu Nam cực.“Loài bò sát biển trên có niên đại lớn hơn 80 triệu năm so với bất kỳ dạng sinh vật nào từng định cư ở lục địa băng giá của Trái đất”, nhà cổ sinh vật học José Patricio O'Gorman của Museo de la Plata (MLP) và CONICET (Hội đồng nghiên cứu kỹ thuật và khoa học quốc gia Argentina) cho hay.Nhà cổ sinh vật học Soledad Cavalli của CONICET cho biết bộ xương plesiosaur được tìm thấy ở Nam Cực trong tình trạng gần như hoàn hảo trong suốt hàng triệu năm.Điều kiện băng giá khắc nghiệt, ít oxy ở đáy hồ của Nam Cực đã giúp bộ xương của con plesiosaur được bảo vệ gần như nguyên vẹn trong biển băng lạnh giá.Plesiosaur không thuộc nhóm khủng long. Hai loài này chung sống hòa bình trên trái đất trong hàng triệu năm cho đến khi tiểu hành tinh đâm vào địa cầu quét sạch cả hai giống loài cách đây khoảng 66 triệu năm.Với việc tìm thấy bộ xương plesiosaur khoảng 150 triệu năm tuổi, các chuyên gia biết được sự sống đã tồn tại ở Nam Cực sớm hơn hàng chục triệu năm so với tính toán trước đó của giới khoa học.Mời độc giả xem video: Sinh vật “lạ” cắn phá vườn dừa một cách bí ẩn. Nguồn: THDT.
Khi khám phá Nam Cực, các chuyên gia đã tìm thấy một bộ xương của " thủy quái" khổng lồ dài 12m. Nó có một số đặc điểm cực giống quái vật hồ Loch Ness của Scotland như: cơ thể khổng lồ, chiếc cổ dài vểnh lên và 4 vây dài để bơi lội dưới nước.
Theo các chuyên gia, bộ xương của "thủy quái" trên thuộc về bộ bò sát biển plesiosaur. Đây là sinh vật đầu tiên thuộc nhóm plesiosaur được tìm thấy tại Nam Cực và cũng là loài cổ nhất từng được phát hiện tại đây.
"Thủy quái" plesiosaur tìm thấy tại Nam Cực có niên đại khoảng 150 triệu năm tuổi.
Vào vào thời kỷ Jura, loài plesiosaur từng tung hoành trong lòng biển vào thời điểm Nam cực còn là một phần của siêu lục địa Gondwana, lúc đó bao gồm: Australia, New Zealand, châu Phi, Nam Mỹ, Madagascar, Ấn Độ và châu Nam cực.
“Loài bò sát biển trên có niên đại lớn hơn 80 triệu năm so với bất kỳ dạng sinh vật nào từng định cư ở lục địa băng giá của Trái đất”, nhà cổ sinh vật học José Patricio O'Gorman của Museo de la Plata (MLP) và CONICET (Hội đồng nghiên cứu kỹ thuật và khoa học quốc gia Argentina) cho hay.
Nhà cổ sinh vật học Soledad Cavalli của CONICET cho biết bộ xương plesiosaur được tìm thấy ở Nam Cực trong tình trạng gần như hoàn hảo trong suốt hàng triệu năm.
Điều kiện băng giá khắc nghiệt, ít oxy ở đáy hồ của Nam Cực đã giúp bộ xương của con plesiosaur được bảo vệ gần như nguyên vẹn trong biển băng lạnh giá.
Plesiosaur không thuộc nhóm khủng long. Hai loài này chung sống hòa bình trên trái đất trong hàng triệu năm cho đến khi tiểu hành tinh đâm vào địa cầu quét sạch cả hai giống loài cách đây khoảng 66 triệu năm.
Với việc tìm thấy bộ xương plesiosaur khoảng 150 triệu năm tuổi, các chuyên gia biết được sự sống đã tồn tại ở Nam Cực sớm hơn hàng chục triệu năm so với tính toán trước đó của giới khoa học.
Mời độc giả xem video: Sinh vật “lạ” cắn phá vườn dừa một cách bí ẩn. Nguồn: THDT.