Người Ai Cập cổ đại nổi tiếng với nhiều phát minh quan trọng góp phần thay đổi cuộc sống của nhân loại. Trong số này, việc làm ra giấy papyrus (giấy cói) khiến nhiều người tò mò.Loại giấy nổi tiếng của người Ai Cập thời cổ đại được sử dụng vào nhiều mục đích như: viết sách, may buồm, làm dép, dệt thảm...Giấy papyrus được sử dụng lần đầu tiên là ở vương triều thứ nhất của Ai Cập (khoảng 4.000 năm trước Công nguyên). Loại giấy này có màu ngà, nâu vàng, cứng nhưng có thể uốn cong và rất bền.Theo các nhà nghiên cứu, người Ai Cập thời cổ đại làm ra giấy từ cây cói Cyperus papyrus. Loại cây này cao khoảng 2 - 3m mọc nhiều 2 bên bờ sông Nile.Quy trình làm giấy cói của người Ai Cập gồm nhiều bước, đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo tay của những người thợ. Bước đầu tiên là người ta sẽ thu hoạch cây Cyperus papyrus và cắt thành những khúc dài. Kế đến, họ bóc bỏ lớp vỏ xanh phía bên ngoài để lấy phần lõi xốp.Bước tiếp theo là những người thợ dùng cán dập phần lõi càng mỏng càng tốt và ngâm chúng vào trong nước khoảng 3 ngày để khử đường.Tiếp đến, chúng sẽ được ép hết nước và xếp thành các lớp. Lớp thứ nhất ghép sát vào nhau với các mép gối lên nhau khoảng 1 mm. Lớp thứ hai được trải tương tự nhưng vuông góc với lớp thứ nhất. Hai lớp trên sẽ được ép lại với nhau và được chèn bằng một vật nặng, thường là phiến đá lớn để ép khô trong khoảng 6 ngày.Lượng đường còn lại trong thân cây Cyperus papyrus sẽ góp phần liên kết các lớp vào với nhau. Khi giấy đã khô, bề mặt giấy được những người thợ đánh nhẵn bóng bằng vỏ ốc, miếng ngà voi.Chất lượng giấy phụ thuộc vào một số yếu tố như: vị trí trồng cây Cyperus papyrus, tuổi cây, thời điểm thu hoạch, chất lượng lớp lõi trong thân cây.Các chuyên gia nhận định giấy papyrus đẹp nhất, tốt nhất là được làm từ lớp phía trong cùng lấy từ cây papyrus mọc ở vùng châu thổ sông Nile.Mời độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV24.
Người Ai Cập cổ đại nổi tiếng với nhiều phát minh quan trọng góp phần thay đổi cuộc sống của nhân loại. Trong số này, việc làm ra giấy papyrus (giấy cói) khiến nhiều người tò mò.
Loại giấy nổi tiếng của người Ai Cập thời cổ đại được sử dụng vào nhiều mục đích như: viết sách, may buồm, làm dép, dệt thảm...
Giấy papyrus được sử dụng lần đầu tiên là ở vương triều thứ nhất của Ai Cập (khoảng 4.000 năm trước Công nguyên). Loại giấy này có màu ngà, nâu vàng, cứng nhưng có thể uốn cong và rất bền.
Theo các nhà nghiên cứu, người Ai Cập thời cổ đại làm ra giấy từ cây cói Cyperus papyrus. Loại cây này cao khoảng 2 - 3m mọc nhiều 2 bên bờ sông Nile.
Quy trình làm giấy cói của người Ai Cập gồm nhiều bước, đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo tay của những người thợ. Bước đầu tiên là người ta sẽ thu hoạch cây Cyperus papyrus và cắt thành những khúc dài. Kế đến, họ bóc bỏ lớp vỏ xanh phía bên ngoài để lấy phần lõi xốp.
Bước tiếp theo là những người thợ dùng cán dập phần lõi càng mỏng càng tốt và ngâm chúng vào trong nước khoảng 3 ngày để khử đường.
Tiếp đến, chúng sẽ được ép hết nước và xếp thành các lớp. Lớp thứ nhất ghép sát vào nhau với các mép gối lên nhau khoảng 1 mm. Lớp thứ hai được trải tương tự nhưng vuông góc với lớp thứ nhất. Hai lớp trên sẽ được ép lại với nhau và được chèn bằng một vật nặng, thường là phiến đá lớn để ép khô trong khoảng 6 ngày.
Lượng đường còn lại trong thân cây Cyperus papyrus sẽ góp phần liên kết các lớp vào với nhau. Khi giấy đã khô, bề mặt giấy được những người thợ đánh nhẵn bóng bằng vỏ ốc, miếng ngà voi.
Chất lượng giấy phụ thuộc vào một số yếu tố như: vị trí trồng cây Cyperus papyrus, tuổi cây, thời điểm thu hoạch, chất lượng lớp lõi trong thân cây.
Các chuyên gia nhận định giấy papyrus đẹp nhất, tốt nhất là được làm từ lớp phía trong cùng lấy từ cây papyrus mọc ở vùng châu thổ sông Nile.
Mời độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV24.