Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học khi phân tích hoá thạch tại địa điểm Tanis, Bắc Dakota cho thấy, tiểu hành tinh Chicxulub tấn công Trái Đất diễn ra vào một ngày mùa xuân..Một ngày mùa xuân êm đềm cách đây 66 triệu năm ở vùng bây giờ là Bắc Dakota, một con khủng long Triceratops đang nằm phơi nắng, trong khi những con cá nước ngọt miệng há hốc, đang kiếm ăn sinh vật phù du.Vài giây sau, một bức tường nước cao 10 mét ập đến từ phía đông và sau đó là những quả cầu lửa bắt đầu đổ từ trên trời xuống, một số vẫn bốc cháy khi rơi xuống sông.Theo các nhà khoa học, đây có thể là những khoảnh khắc cuối cùng của kỷ nguyên khủng long. Một trận đại hồng thuỷ xuất hiện khi tiểu hành tinh có kích thước cỡ bằng một thành phố tấn công vùng biển nông ngoài khơi bán đảo Yucatan, Mexico. Vụ việc khiến 3/4 số loài trên Trái Đất tuyệt chủng.Thời điểm xảy ra vụ va chạm tiểu hành tinh trùng với giai đoạn đặc biệt nhạy cảm trong chu kỳ sống sinh học của nhiều loài thực vật và động vật.Melanie While, Đại học Uppsala, Thụy Điển, tác giả chính của nghiên cứu mới cho biết thời gian này có khả năng khiến những gì vốn đã là một sự kiện thảm khốc trở nên khốc liệt hơn.Vụ va chạm giải phóng năng lượng tương đương 1 nghìn tỉ tấn thuốc nổ TNT này đã làm thay đổi môi trường trái đất vĩnh viễn. Nhưng theo nghiên cứu mới này, còn một thảm họa tiếp diễn chưa được biết tới mà nguyên nhân chính là độ sâu khoảng 1,5 km của hố Chicxulub khi mới xảy ra va chạm.Sau vụ nổ rất mạnh, vẫn chưa có nước trong hố. Sau đó, một số lượng lớn nước bắt đầu chảy vào hố cực nhanh và mạnh.Để rồi theo lực quán tính, giống như những gì xảy ra khi người ta đổ nước quá nhanh vào một cái tô lòng sâu, làn sóng nước vọt lên trở lại.Với kích thước, độ sâu của hố và lượng nước kinh hoàng từ đại dương, một siêu sóng thần hủy diệt cao đến 1,5 km đã được tạo ra.Melanie While cho biết: "Tôi nghĩ rằng vụ việc xảy ra vào mùa xuân khiến cho một nhóm lớn quần thể sinh vật cuối kỷ Phấn trắng dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Chúng ra ngoài và tìm kiếm thức ăn, sinh con và cố gắng thu thập thức ăn sau mùa đông khắc nghiệt".Một nghiên cứu khác ở cùng một địa điểm công bố vào năm ngoái cũng chỉ ra khung thời gian mùa xuân, trong khi đó, một nghiên cứu năm 1991 về lá hóa thạch cho rằng vụ việc xảy ra vào tháng 6, tức rơi vào mùa hè.Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử: Nguồn: THĐT.
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học khi phân tích hoá thạch tại địa điểm Tanis, Bắc Dakota cho thấy, tiểu hành tinh Chicxulub tấn công Trái Đất diễn ra vào một ngày mùa xuân..
Một ngày mùa xuân êm đềm cách đây 66 triệu năm ở vùng bây giờ là Bắc Dakota, một con khủng long Triceratops đang nằm phơi nắng, trong khi những con cá nước ngọt miệng há hốc, đang kiếm ăn sinh vật phù du.
Vài giây sau, một bức tường nước cao 10 mét ập đến từ phía đông và sau đó là những quả cầu lửa bắt đầu đổ từ trên trời xuống, một số vẫn bốc cháy khi rơi xuống sông.
Theo các nhà khoa học, đây có thể là những khoảnh khắc cuối cùng của kỷ nguyên khủng long. Một trận đại hồng thuỷ xuất hiện khi tiểu hành tinh có kích thước cỡ bằng một thành phố tấn công vùng biển nông ngoài khơi bán đảo Yucatan, Mexico. Vụ việc khiến 3/4 số loài trên Trái Đất tuyệt chủng.
Thời điểm xảy ra vụ va chạm tiểu hành tinh trùng với giai đoạn đặc biệt nhạy cảm trong chu kỳ sống sinh học của nhiều loài thực vật và động vật.
Melanie While, Đại học Uppsala, Thụy Điển, tác giả chính của nghiên cứu mới cho biết thời gian này có khả năng khiến những gì vốn đã là một sự kiện thảm khốc trở nên khốc liệt hơn.
Vụ va chạm giải phóng năng lượng tương đương 1 nghìn tỉ tấn thuốc nổ TNT này đã làm thay đổi môi trường trái đất vĩnh viễn. Nhưng theo nghiên cứu mới này, còn một thảm họa tiếp diễn chưa được biết tới mà nguyên nhân chính là độ sâu khoảng 1,5 km của hố Chicxulub khi mới xảy ra va chạm.
Sau vụ nổ rất mạnh, vẫn chưa có nước trong hố. Sau đó, một số lượng lớn nước bắt đầu chảy vào hố cực nhanh và mạnh.
Để rồi theo lực quán tính, giống như những gì xảy ra khi người ta đổ nước quá nhanh vào một cái tô lòng sâu, làn sóng nước vọt lên trở lại.
Với kích thước, độ sâu của hố và lượng nước kinh hoàng từ đại dương, một siêu sóng thần hủy diệt cao đến 1,5 km đã được tạo ra.
Melanie While cho biết: "Tôi nghĩ rằng vụ việc xảy ra vào mùa xuân khiến cho một nhóm lớn quần thể sinh vật cuối kỷ Phấn trắng dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Chúng ra ngoài và tìm kiếm thức ăn, sinh con và cố gắng thu thập thức ăn sau mùa đông khắc nghiệt".
Một nghiên cứu khác ở cùng một địa điểm công bố vào năm ngoái cũng chỉ ra khung thời gian mùa xuân, trong khi đó, một nghiên cứu năm 1991 về lá hóa thạch cho rằng vụ việc xảy ra vào tháng 6, tức rơi vào mùa hè.