Trong những năm gần đây, các nhà khoa học thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) theo dõi hơn 27.000 tiểu hành tinh trong vũ trụ có nguy cơ tấn công Trái đất.Giới chuyên gia theo dõi sát sao chuyển động và hướng đi của các tiểu hành tinh trên. Song song với đó, các chuyên gia NASA lên kế hoạch đối phó vật thể gần Trái đất có khả năng gây nguy hiểm sự sống cho nhân loại.Theo đó, NASA triển khai sứ mệnh đặc biệt để bảo vệ Trái đất bằng cách phóng tàu vũ trụ lao vào một tiểu hành tinh để tăng tốc quỹ đạo của nó vào cuối tháng 11 này.Sứ mệnh này mang tên Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART) của NASA được triển khai nhằm xác định xem đây có phải là cách hiệu quả để làm chệch quỹ đạo của một tiểu hành tinh có khả năng đe dọa Trái đất trong tương lai hay không.Tàu vũ trụ của sứ mệnh DART dự kiến được phóng lên trên tên lửa SpaceX Falcon 9 lúc 10h20 tối ngày 23/11 theo giờ Thái Bình Dương (tức 1h20 chiều 24/11 theo giờ Việt Nam) từ Căn cứ Lực lượng Không gian Vandenberg ở California, Mỹ.Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch thì dự kiến tác động của tàu vũ trụ NASA đối với tiểu hành tinh mục tiêu cách Trái đất khoảng 10,1 triệu km sẽ được diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 26/9/2022 - 1/10/2022.Tiểu hành tinh trở thành mục tiêu của sứ mệnh DART có tên Dimorphos. Nó có đường kính khoảng 160m và có quỹ đạo quay quanh một tiểu hành tinh lớn hơn tên là Didymos.Nhà khoa học Nancy Chabot thuộc Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng của Đại học Johns Hopkins - nơi chế tạo tàu vũ trụ DART - cho biết tiểu hành tinh Dimorphos hoàn thành một quỹ đạo quay quanh Didymos trong khoảng thời gian 11 giờ 55 phút.Trong khi đó, tàu vũ trụ DART nặng 549 kg. Vậy nên, vụ va chạm với tàu vũ trụ DART sẽ không có khả năng phá hủy tiểu hành tinh. Tuy nhiên, vụ việc này khả năng cao khiến tàu vũ trụ DART bị phá hủy. Vì vậy, đây được coi là nhiệm vụ tự sát đối với tàu vũ trụ DART.Theo nhà khoa học Nancy, vụ va chạm sẽ giúp các chuyên gia tính toán xem vụ việc như vậy sẽ thay đổi quỹ đạo của tiêu hành tinh như thế nào. Từ đó, họ sẽ tính toán được sẽ cần có bao nhiêu động lượng để khiến một tiểu hành tinh chệch khỏi quỹ đạo trong trường tương lai và không còn đe dọa Trái đất. Mời độc giả xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV TSTC.
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) theo dõi hơn 27.000 tiểu hành tinh trong vũ trụ có nguy cơ tấn công Trái đất.
Giới chuyên gia theo dõi sát sao chuyển động và hướng đi của các tiểu hành tinh trên. Song song với đó, các chuyên gia NASA lên kế hoạch đối phó vật thể gần Trái đất có khả năng gây nguy hiểm sự sống cho nhân loại.
Theo đó, NASA triển khai sứ mệnh đặc biệt để bảo vệ Trái đất bằng cách phóng tàu vũ trụ lao vào một tiểu hành tinh để tăng tốc quỹ đạo của nó vào cuối tháng 11 này.
Sứ mệnh này mang tên Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART) của NASA được triển khai nhằm xác định xem đây có phải là cách hiệu quả để làm chệch quỹ đạo của một tiểu hành tinh có khả năng đe dọa Trái đất trong tương lai hay không.
Tàu vũ trụ của sứ mệnh DART dự kiến được phóng lên trên tên lửa SpaceX Falcon 9 lúc 10h20 tối ngày 23/11 theo giờ Thái Bình Dương (tức 1h20 chiều 24/11 theo giờ Việt Nam) từ Căn cứ Lực lượng Không gian Vandenberg ở California, Mỹ.
Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch thì dự kiến tác động của tàu vũ trụ NASA đối với tiểu hành tinh mục tiêu cách Trái đất khoảng 10,1 triệu km sẽ được diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 26/9/2022 - 1/10/2022.
Tiểu hành tinh trở thành mục tiêu của sứ mệnh DART có tên Dimorphos. Nó có đường kính khoảng 160m và có quỹ đạo quay quanh một tiểu hành tinh lớn hơn tên là Didymos.
Nhà khoa học Nancy Chabot thuộc Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng của Đại học Johns Hopkins - nơi chế tạo tàu vũ trụ DART - cho biết tiểu hành tinh Dimorphos hoàn thành một quỹ đạo quay quanh Didymos trong khoảng thời gian 11 giờ 55 phút.
Trong khi đó, tàu vũ trụ DART nặng 549 kg. Vậy nên, vụ va chạm với tàu vũ trụ DART sẽ không có khả năng phá hủy tiểu hành tinh. Tuy nhiên, vụ việc này khả năng cao khiến tàu vũ trụ DART bị phá hủy. Vì vậy, đây được coi là nhiệm vụ tự sát đối với tàu vũ trụ DART.
Theo nhà khoa học Nancy, vụ va chạm sẽ giúp các chuyên gia tính toán xem vụ việc như vậy sẽ thay đổi quỹ đạo của tiêu hành tinh như thế nào. Từ đó, họ sẽ tính toán được sẽ cần có bao nhiêu động lượng để khiến một tiểu hành tinh chệch khỏi quỹ đạo trong trường tương lai và không còn đe dọa Trái đất.
Mời độc giả xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV TSTC.