Nhông Natalia (Acanthosaura nataliae) là tên gọi của một loài bò sát được nhóm các nhà khoa học Việt Nam và Nga phát hiện ở vùng rừng thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế vào năm 2006. Ảnh: A. Chuvilin.Đây là loài nhông cỡ lớn, có chiều dài thân 115-158 mm, dài đuôi 171 - 287 mm. Không giống với tên gọi của mình, loài bò sát mang tên người phụ nữ Nga này có diện mạo trông không được "nữ tính" cho lắm. Ảnh: Cigam.mus.br.Với miệng rộng, đầu có hai chiếc sừng và lưng có hàng vây lởm chởm, trông chúng thật giống phiên bản thu nhỏ của một con rồng được miêu tả trong truyền thuyết phương Tây. Ảnh: Reptiles4all.Môi trường sống ưa thích của nhông Natalia là các khu rừng thường xanh còn tốt từ độ cao 1.000 đến 2.500 mét so với mặt biển. Chúng thường xuất hiện vào mùa mưa và rất hiếm gặp vào mùa khô. Ảnh: Larceta Room.Thức ăn chủ yếu của loài thằn lằn này là các loài côn trùng. Chúng có khả năng phóng chiếc lưỡi dài ra bắt mồi rất ngoạn mục. Ảnh: Encyclopedia of Life.Ở Việt Nam, nhông Natalia phân bố ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, từ Thanh Hóa đến Gia Lai, Kon Tum. Chúng cũng đã được phát hiện ở Campuchia, và có báo cáo về việc ghi nhận ở Lào. Ảnh: Thomas Calame.Hiện tại, chưa có dữ liệu về tình trạng bảo tồn của loài này. Việc khai thác rừng đang đe dọa làm mất sinh cảnh sống của chúng trong tự nhiên. Ảnh: サウリア.Ngoài ra nhông Natalia cũng thường bị buôn bán làm vật nuôi cảnh ở Việt Nam và quốc tế vì chúng là loài bò sát có hình thể ấn tượng và màu sắc đẹp. Ảnh: Larceta Room.Theo khuyến cáo của các nhà nghiên cứu, cần có những biện pháp khoanh vùng bảo vệ nơi loài nhông Natalia phân bố và hạn chế tình trạng săn bắt và buôn bán bất hợp pháp loài này. Ảnh: Pumilio.Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.
Nhông Natalia (Acanthosaura nataliae) là tên gọi của một loài bò sát được nhóm các nhà khoa học Việt Nam và Nga phát hiện ở vùng rừng thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế vào năm 2006. Ảnh: A. Chuvilin.
Đây là loài nhông cỡ lớn, có chiều dài thân 115-158 mm, dài đuôi 171 - 287 mm. Không giống với tên gọi của mình, loài bò sát mang tên người phụ nữ Nga này có diện mạo trông không được "nữ tính" cho lắm. Ảnh: Cigam.mus.br.
Với miệng rộng, đầu có hai chiếc sừng và lưng có hàng vây lởm chởm, trông chúng thật giống phiên bản thu nhỏ của một con rồng được miêu tả trong truyền thuyết phương Tây. Ảnh: Reptiles4all.
Môi trường sống ưa thích của nhông Natalia là các khu rừng thường xanh còn tốt từ độ cao 1.000 đến 2.500 mét so với mặt biển. Chúng thường xuất hiện vào mùa mưa và rất hiếm gặp vào mùa khô. Ảnh: Larceta Room.
Thức ăn chủ yếu của loài thằn lằn này là các loài côn trùng. Chúng có khả năng phóng chiếc lưỡi dài ra bắt mồi rất ngoạn mục. Ảnh: Encyclopedia of Life.
Ở Việt Nam, nhông Natalia phân bố ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, từ Thanh Hóa đến Gia Lai, Kon Tum. Chúng cũng đã được phát hiện ở Campuchia, và có báo cáo về việc ghi nhận ở Lào. Ảnh: Thomas Calame.
Hiện tại, chưa có dữ liệu về tình trạng bảo tồn của loài này. Việc khai thác rừng đang đe dọa làm mất sinh cảnh sống của chúng trong tự nhiên. Ảnh: サウリア.
Ngoài ra nhông Natalia cũng thường bị buôn bán làm vật nuôi cảnh ở Việt Nam và quốc tế vì chúng là loài bò sát có hình thể ấn tượng và màu sắc đẹp. Ảnh: Larceta Room.
Theo khuyến cáo của các nhà nghiên cứu, cần có những biện pháp khoanh vùng bảo vệ nơi loài nhông Natalia phân bố và hạn chế tình trạng săn bắt và buôn bán bất hợp pháp loài này. Ảnh: Pumilio.
Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.