1. Cầy meerkat - ngủ chồng lên nhau: Khi ngủ sâu, các con chó thậm chí vẫn sủa và kéo giật chân để chạy trong tư thế nằm, còn rái mỏ vịt mô phỏng cách giết các động vật giáp xác. Một con chó và mèo đã được camera quay lại cảnh đang đi mộng du trong khi ngủ.Các con cầy meerkat có thói quen ngủ dị thường là nằm chồng lên nhau trong tổ để ngủ, với một tai luôn vểnh lên để nghe ngóng nguy hiểm. Trong đó, nữ chúa trong đàn sẽ nằm ở giữa và có giấc ngủ sâu nhất. Các con cầy giữ vị trí lính gác sẽ nằm ngủ ở phía ngoài và luôn thức giấc đầu tiên nếu có bất kỳ tiếng động nào.2. Chim hồng hạc - ngủ nhắm một mắt: Chim hồng hạc ngủ một mắt nhắm, một mắt mở để luôn đề phòng các động vật săn mồi về đêm.3. Chuột sóc vàng lại có biệt tài giữ thăng bằng trên một cành cây trong khi ngủ và bất kỳ cử động nhỏ nhất nào cũng khiến chúng thức dậy ngay tức khắc.4. Cá nhà táng: Khi ngủ, một nửa bán cầu não của cá nhà táng nghỉ ngơi trong khi nửa còn lại vẫn hoạt động để nhận biết kẻ thù và đồng loại. Cá nhà táng ngủ theo chiều thẳng đứng, một số cá thể để mũi ở trên mặt nước, trong khi nhiều con chúi hẳn đầu xuống biển.5. Vịt thường ngủ thành từng bầy và theo hàng. Con vịt ở đầu và cuối hàng chỉ nhắm một mắt, trong khi mắt còn lại vẫn mở để canh chừng. Chỉ có những con vịt ở giữa hàng mới nhắm cả hai mắt.6. Dơi ngủ khi treo cơ thể lộn ngược trong các hang đá. Chúng có thời gian ngủ khá dài. Ví dụ, loài dơi nâu ngủ trung bình 19,9 giờ mỗi ngày.7. Rái cá biển ngủ ngay trên mặt nước trong tư thế nằm ngửa. Để không bị nước cuốn trôi, chúng thường bám vào nhau hoặc quấn mình trong các đám rong biển.8. Chim hải âu dành phần lớn cuộc đời của mình để di cư và đi săn mồi. Do đó, chúng có thể ngủ ngay trong lúc bay lượn nhờ gió mà không cần vỗ cánh.9. Hải mã có thể ngủ bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ nơi đâu. Chúng ngủ khi trôi nổi ở trong nước, nằm trên mặt đất, thậm chí dựa vào con hải mã khác để ngủ.10. Khỉ baboon Papio papio châu Phi: Để luôn giữ trạng thái cảnh giác, loài khỉ baboon Papio papio châu Phi có tư thế ngủ trên gót chân kỳ khôi, khiến chúng khó ngủ sâu được.11. Nhiều loài ốc sên ngủ đông từ cuối mùa thu cho đến mùa xuân dưới những tảng đá, khe nứt, hoặc lá rụng.>>>Xem thêm video: Cười “rớt hàm” với những khoảnh khắc "siêu ngố" của động vật. Nguồn: Kienthucnet.
1. Cầy meerkat - ngủ chồng lên nhau: Khi ngủ sâu, các con chó thậm chí vẫn sủa và kéo giật chân để chạy trong tư thế nằm, còn rái mỏ vịt mô phỏng cách giết các động vật giáp xác. Một con chó và mèo đã được camera quay lại cảnh đang đi mộng du trong khi ngủ.
Các con cầy meerkat có thói quen ngủ dị thường là nằm chồng lên nhau trong tổ để ngủ, với một tai luôn vểnh lên để nghe ngóng nguy hiểm. Trong đó, nữ chúa trong đàn sẽ nằm ở giữa và có giấc ngủ sâu nhất. Các con cầy giữ vị trí lính gác sẽ nằm ngủ ở phía ngoài và luôn thức giấc đầu tiên nếu có bất kỳ tiếng động nào.
2. Chim hồng hạc - ngủ nhắm một mắt: Chim hồng hạc ngủ một mắt nhắm, một mắt mở để luôn đề phòng các động vật săn mồi về đêm.
3. Chuột sóc vàng lại có biệt tài giữ thăng bằng trên một cành cây trong khi ngủ và bất kỳ cử động nhỏ nhất nào cũng khiến chúng thức dậy ngay tức khắc.
4. Cá nhà táng: Khi ngủ, một nửa bán cầu não của cá nhà táng nghỉ ngơi trong khi nửa còn lại vẫn hoạt động để nhận biết kẻ thù và đồng loại. Cá nhà táng ngủ theo chiều thẳng đứng, một số cá thể để mũi ở trên mặt nước, trong khi nhiều con chúi hẳn đầu xuống biển.
5. Vịt thường ngủ thành từng bầy và theo hàng. Con vịt ở đầu và cuối hàng chỉ nhắm một mắt, trong khi mắt còn lại vẫn mở để canh chừng. Chỉ có những con vịt ở giữa hàng mới nhắm cả hai mắt.
6. Dơi ngủ khi treo cơ thể lộn ngược trong các hang đá. Chúng có thời gian ngủ khá dài. Ví dụ, loài dơi nâu ngủ trung bình 19,9 giờ mỗi ngày.
7. Rái cá biển ngủ ngay trên mặt nước trong tư thế nằm ngửa. Để không bị nước cuốn trôi, chúng thường bám vào nhau hoặc quấn mình trong các đám rong biển.
8. Chim hải âu dành phần lớn cuộc đời của mình để di cư và đi săn mồi. Do đó, chúng có thể ngủ ngay trong lúc bay lượn nhờ gió mà không cần vỗ cánh.
9. Hải mã có thể ngủ bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ nơi đâu. Chúng ngủ khi trôi nổi ở trong nước, nằm trên mặt đất, thậm chí dựa vào con hải mã khác để ngủ.
10. Khỉ baboon Papio papio châu Phi: Để luôn giữ trạng thái cảnh giác, loài khỉ baboon Papio papio châu Phi có tư thế ngủ trên gót chân kỳ khôi, khiến chúng khó ngủ sâu được.
11. Nhiều loài ốc sên ngủ đông từ cuối mùa thu cho đến mùa xuân dưới những tảng đá, khe nứt, hoặc lá rụng.
>>>Xem thêm video: Cười “rớt hàm” với những khoảnh khắc "siêu ngố" của động vật. Nguồn: Kienthucnet.