Năm 2020, trận cháy rừng nghiêm trọng xảy ra gây ảnh hưởng lớn đến công viên hồng sam Big Basin ở California, Mỹ. Theo đó, những cây cổ thụ chết dần. Thế nhưng, các nhà nghiên cứu phát hiện những chồi mới mọc lên từ thân những cây hồng sam. Họ đã hé lộ cách những cây cổ thụ khoảng 2.000 tuổi này hồi sinh sau thảm họa cháy rừng.Cụ thể, trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Plants, các chuyên gia cho hay, những chồi non nhỏ xíu bắt đầu mọc lên từ thân cây hồng sam cháy đen. Những chồi non này tận dụng nguồn dự trữ carbon cổ đại và mô chồi hình thành cách đây nhiều thế kỷ.Thông qua quá trình quang hợp, cây cối biến đổi carbon dioxide từ không khí thành oxy và đường. Bên cạnh năng lượng có thể sử dụng để sinh trưởng, trao đổi chất và sinh sản, cây cối còn có thể lưu trữ carbon để dùng sau này. Việc lưu trữ carbon có thể rất cần thiết để cây cối sống sót qua thảm họa như hạn hán hoặc cháy rừng, phá hủy tán lá cũng như khả năng quang hợp của chúng.Trong nghiên cứu mới công bố, nhà sinh lý học môi trường Drew Peltier ở Đại học Bắc Arizona kiêm phó giáo sư ở Trường khoa học đời sống thuộc Đại học Nevada, Las Vegas, và đồng nghiệp phân tích chồi của những cây hồng sam bị cháy. Họ phát hiện cây cổ thụ khoảng 2.000 tuổi sử dụng nguồn dự trữ carbon từ cách đây 50 - 100 năm.Để xác định niên đại chính xác của carbon được dùng để thúc đẩy các chồi mới ở cây hồng sam duyên hải (Sequoia sempervirens) cổ thụ, nhóm nghiên cứu sử dụng một loại đồng vị đặc biệt của carbon trong không khí là carbon-14, tăng vọt vào đầu những năm 1960 do thử nghiệm bom nhiệt hạch trước khi mất dần theo thời gian.Carbon-14 ở giai đoạn này được hấp thụ bởi cây hồng sam cùng với đồng vị carbon-12 trong khí quyển sau khi thử nghiệm hạt nhân bị cấm.Nguồn dự trữ carbon của cây cối bao gồm cả carbon mới và cũ. Thông qua giả định cây cối sử dụng hết carbon mới nhanh hơn, nhóm nghiên cứu ước tính độ tuổi của nguồn dự trữ carbon mà chồi cây sử dụng và so sánh với dữ liệu về mẫu vật. Qua đó, họ phát hiện carbon mới được hấp thụ và sử dụng nhanh hơn, phần còn sót lại được tích lũy và để dành.Kế đến, nhóm nghiên cứu xây dựng mô phỏng dựa trên giả định và phát hiện một phần carbon tìm thấy ở cây mới được quang hợp cách đây hơn nửa thế kỷ. Đặc biệt, cây mới mọc từ những chồi nằm im lìm sâu bên trong hốc cây hồng sam bị thiêu đốt trong trận cháy rừng.Theo các nhà nghiên cứu, chồi cây cổ thụ nhiều khả năng hình thành khi cây hồng sam còn ở giai đoạn cây non. Theo chuyên gia Peltier, những cây đại thụ thường có đường kính 5m ở gốc. Một số cây có "tuổi đời" khoảng 2.000 năm tuổi đồng nghĩa với việc mô chồi cũng khoảng tầm đó tuổi.Nghiên cứu mới cho thấy cây hồng sam cổ thụ có khả năng chịu cháy rừng tốt hơn so với suy đoán trước đây. Nhờ đó, những chồi mới mọc ra từ thân cây bị cháy xém trong vụ cháy rừng. Điều này cho thấy sức sống bền bỉ của cây cổ thụ này.Mời độc giả xem video: Rừng vối cổ thụ trong di sản thế giới Tràng An. Nguồn: VTV4.
Năm 2020, trận cháy rừng nghiêm trọng xảy ra gây ảnh hưởng lớn đến công viên hồng sam Big Basin ở California, Mỹ. Theo đó, những cây cổ thụ chết dần. Thế nhưng, các nhà nghiên cứu phát hiện những chồi mới mọc lên từ thân những cây hồng sam. Họ đã hé lộ cách những cây cổ thụ khoảng 2.000 tuổi này hồi sinh sau thảm họa cháy rừng.
Cụ thể, trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Plants, các chuyên gia cho hay, những chồi non nhỏ xíu bắt đầu mọc lên từ thân cây hồng sam cháy đen. Những chồi non này tận dụng nguồn dự trữ carbon cổ đại và mô chồi hình thành cách đây nhiều thế kỷ.
Thông qua quá trình quang hợp, cây cối biến đổi carbon dioxide từ không khí thành oxy và đường. Bên cạnh năng lượng có thể sử dụng để sinh trưởng, trao đổi chất và sinh sản, cây cối còn có thể lưu trữ carbon để dùng sau này. Việc lưu trữ carbon có thể rất cần thiết để cây cối sống sót qua thảm họa như hạn hán hoặc cháy rừng, phá hủy tán lá cũng như khả năng quang hợp của chúng.
Trong nghiên cứu mới công bố, nhà sinh lý học môi trường Drew Peltier ở Đại học Bắc Arizona kiêm phó giáo sư ở Trường khoa học đời sống thuộc Đại học Nevada, Las Vegas, và đồng nghiệp phân tích chồi của những cây hồng sam bị cháy. Họ phát hiện cây cổ thụ khoảng 2.000 tuổi sử dụng nguồn dự trữ carbon từ cách đây 50 - 100 năm.
Để xác định niên đại chính xác của carbon được dùng để thúc đẩy các chồi mới ở cây hồng sam duyên hải (Sequoia sempervirens) cổ thụ, nhóm nghiên cứu sử dụng một loại đồng vị đặc biệt của carbon trong không khí là carbon-14, tăng vọt vào đầu những năm 1960 do thử nghiệm bom nhiệt hạch trước khi mất dần theo thời gian.
Carbon-14 ở giai đoạn này được hấp thụ bởi cây hồng sam cùng với đồng vị carbon-12 trong khí quyển sau khi thử nghiệm hạt nhân bị cấm.
Nguồn dự trữ carbon của cây cối bao gồm cả carbon mới và cũ. Thông qua giả định cây cối sử dụng hết carbon mới nhanh hơn, nhóm nghiên cứu ước tính độ tuổi của nguồn dự trữ carbon mà chồi cây sử dụng và so sánh với dữ liệu về mẫu vật. Qua đó, họ phát hiện carbon mới được hấp thụ và sử dụng nhanh hơn, phần còn sót lại được tích lũy và để dành.
Kế đến, nhóm nghiên cứu xây dựng mô phỏng dựa trên giả định và phát hiện một phần carbon tìm thấy ở cây mới được quang hợp cách đây hơn nửa thế kỷ. Đặc biệt, cây mới mọc từ những chồi nằm im lìm sâu bên trong hốc cây hồng sam bị thiêu đốt trong trận cháy rừng.
Theo các nhà nghiên cứu, chồi cây cổ thụ nhiều khả năng hình thành khi cây hồng sam còn ở giai đoạn cây non. Theo chuyên gia Peltier, những cây đại thụ thường có đường kính 5m ở gốc. Một số cây có "tuổi đời" khoảng 2.000 năm tuổi đồng nghĩa với việc mô chồi cũng khoảng tầm đó tuổi.
Nghiên cứu mới cho thấy cây hồng sam cổ thụ có khả năng chịu cháy rừng tốt hơn so với suy đoán trước đây. Nhờ đó, những chồi mới mọc ra từ thân cây bị cháy xém trong vụ cháy rừng. Điều này cho thấy sức sống bền bỉ của cây cổ thụ này.
Mời độc giả xem video: Rừng vối cổ thụ trong di sản thế giới Tràng An. Nguồn: VTV4.