Theo các nhà khoa học từ Đại học Oregon (Mỹ), thảm họa biến đổi khí hậu trên Trái đất đã khiến các chỉ số quan trọng nhất của hành tinh suy giảm đến mức không thể phục hồi.Năm 2021 là một trong ba năm nóng nhất được lịch sử ghi nhận. Số lượng các thảm họa thiên nhiên trên Trái đất đang gia tăng, lũ lụt, bão và cháy rừng diễn ra thường xuyên hơn.Ngày 7/6, cơ quan Khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA) cho biết trạm nghiên cứu khí quyển đặt ở Hawaii đã ghi nhận nồng độ tập trung của khí CO2 tăng ở mức cao nhất kể từ khi cơ quan này thực hiện các biện pháp đo đạc chính xác từ năm 1958.Con người đang thải thêm gần 40 tỉ tấn khối khí CO2 vào bầu khí quyển mỗi năm. Lượng khí thải này xuất phát từ việc chúng ta khai thác tài nguyên trên Trái đất, đốt chúng và thải vào bầu khí quyển từ năm này sang năm khác.Đại dịch COVID-19 khiến nhiều quốc gia trên thế giới hạn chế đi lại và áp đặt biện pháp phong tỏa cũng như hạn chế, nhưng hầu như không tác động đến lượng khí thải gây hiệu ứng đang gia tăng hiện nay.CO2 là khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất do con người tạo ra. Sau khi được phát thải, khí CO2 tồn tại trong khí quyển và đại dương trong hàng nghìn năm.Con người phát thải khí CO2 từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ) được sử dụng trong giao thông vận tải, phát điện, xây dựng, chặt phá rừng, làm nông nghiệp... Khí thải gây hiệu ứng nhà kính cản bức xạ nhiệt từ Trái đất vào vũ trụ, do vậy góp phần làm cho Trái đất nóng lên.Do mức độ CO2 gia tăng biến hành tinh thành một "thùng thuốc nổ", có thể đe dọa tính mạng con người bất cứ lúc nào. Và như chúng ta đã thấy từ đầu năm nay, hiện tượng cực đoan bất thường đang tấn công hàng loạt quốc gia giàu có trên khắp thế giới, từ Mỹ cho tới các nước hùng mạnh bậc nhất châu Âu.Một số nước giàu có nhất châu Âu rơi vào tình trạng hỗn loạn khi trận đại hồng thủy tấn công Đức, Bỉ, nhấn chìm hàng loạt thị trấn. Phía tây bắc Mỹ - một khu vực nổi tiếng với thời tiết mát mẻ và nhiều sương mù, hàng trăm người chết vì nắng nóng.Vùng núi Rocky Mountain chuẩn bị đón một đợt nắng nóng khác khi cháy rừng lan rộng khắp 12 tiểu bang miền Tây nước Mỹ. Tại Canada, một trận cháy rừng thiêu rụi một ngôi làng trên bản đồ. Thủ đô Moskva của Nga đang quay cuồng với mức nhiệt kỷ lục."Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, các hệ thống quan trọng của Trái đất đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ. Sự biến chất liên quan đến các rạn san hô, rừng nhiệt đới Amazon và các tảng băng ở Tây Nam Cực và Greenland", báo cáo của các nhà khoa học cho biết.Điều duy nhất cần phải làm ngay lúc này là toàn nhân loại cùng đoàn kết để vượt qua cuộc khủng hoảng thiên nhiên. Chúng ta phải thích ứng với sự thay đổi mà chúng ta tạo ra và tránh gây ra thêm các thay đổi bằng cách giảm lượng khí thải.Mời các bạn xem video: 7 hiện tượng thiên nhiên bí ẩn gây tò mò nhất. Nguồn: Neews
Theo các nhà khoa học từ Đại học Oregon (Mỹ), thảm họa biến đổi khí hậu trên Trái đất đã khiến các chỉ số quan trọng nhất của hành tinh suy giảm đến mức không thể phục hồi.
Năm 2021 là một trong ba năm nóng nhất được lịch sử ghi nhận. Số lượng các thảm họa thiên nhiên trên Trái đất đang gia tăng, lũ lụt, bão và cháy rừng diễn ra thường xuyên hơn.
Ngày 7/6, cơ quan Khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA) cho biết trạm nghiên cứu khí quyển đặt ở Hawaii đã ghi nhận nồng độ tập trung của khí CO2 tăng ở mức cao nhất kể từ khi cơ quan này thực hiện các biện pháp đo đạc chính xác từ năm 1958.
Con người đang thải thêm gần 40 tỉ tấn khối khí CO2 vào bầu khí quyển mỗi năm. Lượng khí thải này xuất phát từ việc chúng ta khai thác tài nguyên trên Trái đất, đốt chúng và thải vào bầu khí quyển từ năm này sang năm khác.
Đại dịch COVID-19 khiến nhiều quốc gia trên thế giới hạn chế đi lại và áp đặt biện pháp phong tỏa cũng như hạn chế, nhưng hầu như không tác động đến lượng khí thải gây hiệu ứng đang gia tăng hiện nay.
CO2 là khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất do con người tạo ra. Sau khi được phát thải, khí CO2 tồn tại trong khí quyển và đại dương trong hàng nghìn năm.
Con người phát thải khí CO2 từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ) được sử dụng trong giao thông vận tải, phát điện, xây dựng, chặt phá rừng, làm nông nghiệp... Khí thải gây hiệu ứng nhà kính cản bức xạ nhiệt từ Trái đất vào vũ trụ, do vậy góp phần làm cho Trái đất nóng lên.
Do mức độ CO2 gia tăng biến hành tinh thành một "thùng thuốc nổ", có thể đe dọa tính mạng con người bất cứ lúc nào. Và như chúng ta đã thấy từ đầu năm nay, hiện tượng cực đoan bất thường đang tấn công hàng loạt quốc gia giàu có trên khắp thế giới, từ Mỹ cho tới các nước hùng mạnh bậc nhất châu Âu.
Một số nước giàu có nhất châu Âu rơi vào tình trạng hỗn loạn khi trận đại hồng thủy tấn công Đức, Bỉ, nhấn chìm hàng loạt thị trấn. Phía tây bắc Mỹ - một khu vực nổi tiếng với thời tiết mát mẻ và nhiều sương mù, hàng trăm người chết vì nắng nóng.
Vùng núi Rocky Mountain chuẩn bị đón một đợt nắng nóng khác khi cháy rừng lan rộng khắp 12 tiểu bang miền Tây nước Mỹ. Tại Canada, một trận cháy rừng thiêu rụi một ngôi làng trên bản đồ. Thủ đô Moskva của Nga đang quay cuồng với mức nhiệt kỷ lục.
"Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, các hệ thống quan trọng của Trái đất đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ. Sự biến chất liên quan đến các rạn san hô, rừng nhiệt đới Amazon và các tảng băng ở Tây Nam Cực và Greenland", báo cáo của các nhà khoa học cho biết.
Điều duy nhất cần phải làm ngay lúc này là toàn nhân loại cùng đoàn kết để vượt qua cuộc khủng hoảng thiên nhiên. Chúng ta phải thích ứng với sự thay đổi mà chúng ta tạo ra và tránh gây ra thêm các thay đổi bằng cách giảm lượng khí thải.