Chiều 15/5 vừa qua, chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau kết hợp với các đơn vị liên quan tiến hành thả cá thể vích có trọng lượng khoảng 120kg về biển. Đây là cá thể vích lớn nhất từ trước đến nay được cơ quan chức năng địa phương ghi nhận.Cá thể vích trên được các ngành chức năng phát hiện tại hộ ông Nguyễn Hoàng Anh ở Phường 7, TP Cà Mau. Qua tuyên truyền, vận động, ông Hoàng Anh thấy được việc bảo vệ các loài động vật hoang dã là việc làm có ý nghĩa nên đã đồng ý giao nộp cho ngành chức năng.Các tài liệu về động vật biển, các từ điển vẫn chỉ ghi nhận loài vích trưởng thành nặng từ 25 đến 46kg. Vích là một loài thuộc họ rùa biển có tên trong sách đỏ, được liệt vào trong danh sách những loài dễ bị tổn thương.Vích biển là một loài rùa biển nhỏ, tên khoa học Lepidochelys olivacea của chúng xuất phát từ màu sắc cơ thể của con vích biển giống màu của loài cây ô liu. Loài này cùng bộ rùa với các ba ba trơn, ba ba gai được nuôi nhiều ở nước ta.Con vích biển trưởng thành khoảng 60 – 70cm (2 feet). Cá thể vích biển cái và đực thường có kích thước tương đương nhau. Tuy nhiên, đặc điểm khác biệt lớn nhất là cá thể cái có thân hình tròn và có cái đuôi ngắn hơn cá thể vích biển đực.Loài rùa biển này có trọng lượng dao động từ 25 – 45kg, tối đa là khoảng 50kg. Con vích biển đực thường có trọng lượng lớn hơn cá thể cái một chút.Mai của con vích biển nhìn khá bắt mắt với hình trái tim cùng với các cặp vảy màu nâu đỏ hoặc xanh đậm sắp xếp đối xứng nhau. Phần mai của loài rùa biển này thấp nhất ở phần đuôi và cao dần lên về phía đầu. Viền mai có hình răng cưa và sẽ biến mất dần nếu tuổi của chúng càng lớn.Đầu của chúng có màu xanh xám hoặc nâu đỏ. Con vích biển có phần đầu khá ngắn, hình tam giác và có một số chiếc vảy ở trên đỉnh. Tứ chi của con vích biển có hình dạng giống như mái chèo, mỗi chân có 2 móng vuốt. Bụng dưới phẳng, có màu trắng xanh hoặc vàng kem tùy theo độ tuổi.Thức ăn chủ yếu của loài rùa biển này là động vật nguyên sinh và động vật không có xương sống như sứa, ốc, tôm, cua, giun,… Ở các khu vực khan hiếm thức ăn, vích biển có thể ăn tảo sợi hoặc thịt của xác động vật.Loài rùa biển này phân bố khá rộng, hầu hết các vùng biển nhiệt đới, khí hậu ấm áp đều có sự xuất hiện của con vích biển. Ở các đại dương lớn như Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương cũng ghi nhận sự có mặt của loài thú quý hiếm này.Con vích biển cũng được tìm thấy ở dọc theo bờ biển ở nước ta, trải dài từ Nam Định cho đến Kiên Giang và các đảo ngoài khơi. Môi trường sống ưa thích của chúng là các vùng biển nông có khoảng cách từ 15km đổ lại đất liền để dễ kiếm ăn và tắm nắng. Tuy nhiên, đôi khi chúng cũng xuất hiện ở các vùng nước sâu.Những con vích biển trưởng thành có rất ít kẻ thù trong tự nhiên. Chúng chỉ bị tấn công bởi hai loài động vật săn mồi trong đại dương là cá mập và cá voi sát thủ. Trên đất liền, con cái thường bị tấn công bởi báo đốm – loài mèo duy nhất có khả năng cắn thủng qua lớp mai và bụng của con vích biển.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Chiều 15/5 vừa qua, chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau kết hợp với các đơn vị liên quan tiến hành thả cá thể vích có trọng lượng khoảng 120kg về biển. Đây là cá thể vích lớn nhất từ trước đến nay được cơ quan chức năng địa phương ghi nhận.
Cá thể vích trên được các ngành chức năng phát hiện tại hộ ông Nguyễn Hoàng Anh ở Phường 7, TP Cà Mau. Qua tuyên truyền, vận động, ông Hoàng Anh thấy được việc bảo vệ các loài động vật hoang dã là việc làm có ý nghĩa nên đã đồng ý giao nộp cho ngành chức năng.
Các tài liệu về động vật biển, các từ điển vẫn chỉ ghi nhận loài vích trưởng thành nặng từ 25 đến 46kg. Vích là một loài thuộc họ rùa biển có tên trong sách đỏ, được liệt vào trong danh sách những loài dễ bị tổn thương.
Vích biển là một loài rùa biển nhỏ, tên khoa học Lepidochelys olivacea của chúng xuất phát từ màu sắc cơ thể của con vích biển giống màu của loài cây ô liu. Loài này cùng bộ rùa với các ba ba trơn, ba ba gai được nuôi nhiều ở nước ta.
Con vích biển trưởng thành khoảng 60 – 70cm (2 feet). Cá thể vích biển cái và đực thường có kích thước tương đương nhau. Tuy nhiên, đặc điểm khác biệt lớn nhất là cá thể cái có thân hình tròn và có cái đuôi ngắn hơn cá thể vích biển đực.
Loài rùa biển này có trọng lượng dao động từ 25 – 45kg, tối đa là khoảng 50kg. Con vích biển đực thường có trọng lượng lớn hơn cá thể cái một chút.
Mai của con vích biển nhìn khá bắt mắt với hình trái tim cùng với các cặp vảy màu nâu đỏ hoặc xanh đậm sắp xếp đối xứng nhau. Phần mai của loài rùa biển này thấp nhất ở phần đuôi và cao dần lên về phía đầu. Viền mai có hình răng cưa và sẽ biến mất dần nếu tuổi của chúng càng lớn.
Đầu của chúng có màu xanh xám hoặc nâu đỏ. Con vích biển có phần đầu khá ngắn, hình tam giác và có một số chiếc vảy ở trên đỉnh. Tứ chi của con vích biển có hình dạng giống như mái chèo, mỗi chân có 2 móng vuốt. Bụng dưới phẳng, có màu trắng xanh hoặc vàng kem tùy theo độ tuổi.
Thức ăn chủ yếu của loài rùa biển này là động vật nguyên sinh và động vật không có xương sống như sứa, ốc, tôm, cua, giun,… Ở các khu vực khan hiếm thức ăn, vích biển có thể ăn tảo sợi hoặc thịt của xác động vật.
Loài rùa biển này phân bố khá rộng, hầu hết các vùng biển nhiệt đới, khí hậu ấm áp đều có sự xuất hiện của con vích biển. Ở các đại dương lớn như Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương cũng ghi nhận sự có mặt của loài thú quý hiếm này.
Con vích biển cũng được tìm thấy ở dọc theo bờ biển ở nước ta, trải dài từ Nam Định cho đến Kiên Giang và các đảo ngoài khơi. Môi trường sống ưa thích của chúng là các vùng biển nông có khoảng cách từ 15km đổ lại đất liền để dễ kiếm ăn và tắm nắng. Tuy nhiên, đôi khi chúng cũng xuất hiện ở các vùng nước sâu.
Những con vích biển trưởng thành có rất ít kẻ thù trong tự nhiên. Chúng chỉ bị tấn công bởi hai loài động vật săn mồi trong đại dương là cá mập và cá voi sát thủ. Trên đất liền, con cái thường bị tấn công bởi báo đốm – loài mèo duy nhất có khả năng cắn thủng qua lớp mai và bụng của con vích biển.