Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) loài rắn có nọc độc lớn nhất thế giới, được tìm thấy chủ yếu trong các khu rừng từ Ấn Độ qua Đông Nam Á đến Philippines và Indonesia.Một con rắn hổ mang chúa trưởng thành có màu vàng, xanh lá cây, nâu hoặc đen. Cổ họng có màu vàng nhạt hoặc màu kem. Con non có màu đen tuyền, với các vệt ngang màu vàng hoặc trắng trên thân và đuôi và bốn vệt ngang tương tự trên đầu.Tuy nhiên, ngoài tự nhiên đã xuất hiện một số con rắn hổ mang chúa trắng muốt (hay còn gọi là bạch tạng). Theo các nhà khoa học, hổ mang bạch tạng do thiếu sắc tố, rất hiếm gặp.Chúng hoàn toàn khỏe mạnh, sở hữu chất kịch độc có thể giết chết con mồi và các loài động vật lớn một cách nhanh chóng. Những con rắn bạch tạng này vô cùng quý hiếm, giá có thể lên tới hàng trăm triệu đồng.Rắn hổ mang chúa có thể đạt chiều dài 5,6m, khiến chúng dài nhất trong số các loài rắn có nọc độc. Khi đối mặt, chúng có thể nâng cao tới một phần ba cơ thể của chúng thẳng lên khỏi mặt đất và vẫn tiến về phía trước để tấn công.Những chiếc răng nanh chết người của rắn hổ mang chúa dài gần 8 đến 10 mm. Bởi vì chúng được cố định vào hàm trên nên chúng rất ngắn.Nếu chúng dài hơn, chúng sẽ xuyên qua miệng của nó. Răng nanh nằm ngửa vào miệng con rắn, răng nanh giúp đẩy con mồi từ miệng đến dạ dày.Nọc độc của rắn hổ mang chúa không mạnh nhất trong số những con rắn có nọc độc, nhưng lượng độc tố thần kinh mà chúng có thể tiết ra trong một lần cắn lên đến hai phần mười là đủ để giết chết 20 người, hoặc thậm chí là một con voi.Rắn hổ mang chúa sống ở phía bắc Ấn Độ, từ đông sang nam Trung Quốc, bao gồm Hồng Kông và Hải Nam; phía nam trên khắp bán đảo Malay và phía đông sang phía tây Indonesia và Philippines.Chúng thích những con suối trong rừng rậm, bụi tre, khu vực nông nghiệp liền kề và đầm lầy ngập mặn dày đặc. Chúng thường ở gần suối, nơi nhiệt độ và độ ẩm tương đối ổn định.Rắn hổ mang chúa đẻ trứng và thường đẻ 20 đến 40 quả trứng màu trắng. Chúng là loài rắn duy nhất trên thế giới xây dựng tổ cho trứng, bảo vệ cho đến khi những quả trứng nở ra.Thức ăn của rắn hổ mang chúa chủ yếu là loài rắn khác, bao gồm những loài rắn có độc và không có độc. Nó gần như không ăn các loài động vật gặm nhấm, cóc, nhái, trừ khi quá đói.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) loài rắn có nọc độc lớn nhất thế giới, được tìm thấy chủ yếu trong các khu rừng từ Ấn Độ qua Đông Nam Á đến Philippines và Indonesia.
Một con rắn hổ mang chúa trưởng thành có màu vàng, xanh lá cây, nâu hoặc đen. Cổ họng có màu vàng nhạt hoặc màu kem. Con non có màu đen tuyền, với các vệt ngang màu vàng hoặc trắng trên thân và đuôi và bốn vệt ngang tương tự trên đầu.
Tuy nhiên, ngoài tự nhiên đã xuất hiện một số con rắn hổ mang chúa trắng muốt (hay còn gọi là bạch tạng). Theo các nhà khoa học, hổ mang bạch tạng do thiếu sắc tố, rất hiếm gặp.
Chúng hoàn toàn khỏe mạnh, sở hữu chất kịch độc có thể giết chết con mồi và các loài động vật lớn một cách nhanh chóng. Những con rắn bạch tạng này vô cùng quý hiếm, giá có thể lên tới hàng trăm triệu đồng.
Rắn hổ mang chúa có thể đạt chiều dài 5,6m, khiến chúng dài nhất trong số các loài rắn có nọc độc. Khi đối mặt, chúng có thể nâng cao tới một phần ba cơ thể của chúng thẳng lên khỏi mặt đất và vẫn tiến về phía trước để tấn công.
Những chiếc răng nanh chết người của rắn hổ mang chúa dài gần 8 đến 10 mm. Bởi vì chúng được cố định vào hàm trên nên chúng rất ngắn.
Nếu chúng dài hơn, chúng sẽ xuyên qua miệng của nó. Răng nanh nằm ngửa vào miệng con rắn, răng nanh giúp đẩy con mồi từ miệng đến dạ dày.
Nọc độc của rắn hổ mang chúa không mạnh nhất trong số những con rắn có nọc độc, nhưng lượng độc tố thần kinh mà chúng có thể tiết ra trong một lần cắn lên đến hai phần mười là đủ để giết chết 20 người, hoặc thậm chí là một con voi.
Rắn hổ mang chúa sống ở phía bắc Ấn Độ, từ đông sang nam Trung Quốc, bao gồm Hồng Kông và Hải Nam; phía nam trên khắp bán đảo Malay và phía đông sang phía tây Indonesia và Philippines.
Chúng thích những con suối trong rừng rậm, bụi tre, khu vực nông nghiệp liền kề và đầm lầy ngập mặn dày đặc. Chúng thường ở gần suối, nơi nhiệt độ và độ ẩm tương đối ổn định.
Rắn hổ mang chúa đẻ trứng và thường đẻ 20 đến 40 quả trứng màu trắng. Chúng là loài rắn duy nhất trên thế giới xây dựng tổ cho trứng, bảo vệ cho đến khi những quả trứng nở ra.
Thức ăn của rắn hổ mang chúa chủ yếu là loài rắn khác, bao gồm những loài rắn có độc và không có độc. Nó gần như không ăn các loài động vật gặm nhấm, cóc, nhái, trừ khi quá đói.