Với diện tích 4.700km2, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông trải dài qua 6 huyện, thành phố gồm: Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong, thành phố Gia Nghĩa.Nơi đây hội tụ các giá trị tiêu biểu về địa chất, địa mạo, khảo cổ, văn hóa và đa dạng sinh học đặc trưng của khu vực.Điểm nổi bật đặc biệt nhất là hệ thống hang động núi lửa trong đá bazan, phân bố chủ yếu ở khu vực Krông Nô.Đến thời điểm này, cơ quan chức năng đã phát hiện khoảng 50 hang động núi lửa tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Trong đó, có 20 hang động đã được đo, vẽ, nghiên cứu chi tiết về nguồn gốc, cơ chế tạo thành.Qua đánh giá, các hang động phát hiện đều có nguồn gốc nguyên sinh, được tạo thành gắn liền với hoạt động phun trào của núi lửa Chư Blúk, ở xã Buôn Choáh, huyện Krông Nô.Điều đặc biệt nhất, có tới 10 hang động được các nhà khảo cổ ghi nhận có dấu tích hoạt động của người tiền sử bao gồm: Hang C1, C2, C3, C4, C4-1, C6, tại xã Đắk Sôr; hang P1, P2 xã Buôn Choáh, đều ở huyện Krông Nô.Tại hang C6.1, lần đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á phát hiện di chỉ khảo cổ người tiền sử trong hang động núi lửa.Di chỉ khảo cổ này thuộc loại hình di tích cư trú, công xưởng và mộ táng có giá trị khoa học độc đáo và hiếm có trên thế giới.Qua khai quật tại hang C6-1 và C6 các nhà khảo cổ phát hiện nhiều di chỉ, hiện vật đồ đá. Trong đó, có các công cụ lao động, đồ gốm, xương và vỏ nhuyễn thể. Ngoài ra, trong hang động còn có vết tích của bếp lửa, 3 di tích mộ táng, dấu vết của 10 cá thể.Cụ thể, có 5 cá thể trẻ sơ sinh, 1 cá thể thiếu niên, 4 cá thể người trưởng thành. Quan trọng nhất, các nhà khảo cổ phát hiện một bộ xương và hộp sọ của bé gái khoảng 4 tuổi, được chôn theo tư thế ngồi bó gối.Theo Giáo sư Nguyễn Lân Cường, Viện Khảo cổ học Việt Nam cũng cho rằng: “Việc phát hiện ra di cốt người cổ trong các hang động núi lửa của khu vực hang động núi lửa Krông Nô là 1 bước ngoặt của cổ nhân học Việt Nam. Trên thế giới, theo ý kiến của một số học giả nước ngoài có dạng hang động này, nhưng chưa hề phát hiện được di cốt người cổ".Giáo sư cho biết thêm: "Phát hiện bộ xương ở mộ 1 mở ra cho chúng ta một chương mới để đi tìm chủ nhân thực sự của vùng đất mà từ trước đến nay vẫn là một khoảng trống đối với các nhà nghiên cứu. Việc lần đầu tiên phát hiện ra di cốt người tiền sử trong các hang núi lửa là phát hiện mang tính bước ngoặt của ngành Cổ nhân học Việt Nam”.>>>Xem thêm video: Việt Nam lần đầu phát hiện xương người tiền sử ở hang núi lửa (Nguồn: VTV24).
Với diện tích 4.700km2, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông trải dài qua 6 huyện, thành phố gồm: Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong, thành phố Gia Nghĩa.
Nơi đây hội tụ các giá trị tiêu biểu về địa chất, địa mạo, khảo cổ, văn hóa và đa dạng sinh học đặc trưng của khu vực.
Điểm nổi bật đặc biệt nhất là hệ thống hang động núi lửa trong đá bazan, phân bố chủ yếu ở khu vực Krông Nô.
Đến thời điểm này, cơ quan chức năng đã phát hiện khoảng 50 hang động núi lửa tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Trong đó, có 20 hang động đã được đo, vẽ, nghiên cứu chi tiết về nguồn gốc, cơ chế tạo thành.
Qua đánh giá, các hang động phát hiện đều có nguồn gốc nguyên sinh, được tạo thành gắn liền với hoạt động phun trào của núi lửa Chư Blúk, ở xã Buôn Choáh, huyện Krông Nô.
Điều đặc biệt nhất, có tới 10 hang động được các nhà khảo cổ ghi nhận có dấu tích hoạt động của người tiền sử bao gồm: Hang C1, C2, C3, C4, C4-1, C6, tại xã Đắk Sôr; hang P1, P2 xã Buôn Choáh, đều ở huyện Krông Nô.
Tại hang C6.1, lần đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á phát hiện di chỉ khảo cổ người tiền sử trong hang động núi lửa.
Di chỉ khảo cổ này thuộc loại hình di tích cư trú, công xưởng và mộ táng có giá trị khoa học độc đáo và hiếm có trên thế giới.
Qua khai quật tại hang C6-1 và C6 các nhà khảo cổ phát hiện nhiều di chỉ, hiện vật đồ đá. Trong đó, có các công cụ lao động, đồ gốm, xương và vỏ nhuyễn thể. Ngoài ra, trong hang động còn có vết tích của bếp lửa, 3 di tích mộ táng, dấu vết của 10 cá thể.
Cụ thể, có 5 cá thể trẻ sơ sinh, 1 cá thể thiếu niên, 4 cá thể người trưởng thành. Quan trọng nhất, các nhà khảo cổ phát hiện một bộ xương và hộp sọ của bé gái khoảng 4 tuổi, được chôn theo tư thế ngồi bó gối.
Theo Giáo sư Nguyễn Lân Cường, Viện Khảo cổ học Việt Nam cũng cho rằng: “Việc phát hiện ra di cốt người cổ trong các hang động núi lửa của khu vực hang động núi lửa Krông Nô là 1 bước ngoặt của cổ nhân học Việt Nam. Trên thế giới, theo ý kiến của một số học giả nước ngoài có dạng hang động này, nhưng chưa hề phát hiện được di cốt người cổ".
Giáo sư cho biết thêm: "Phát hiện bộ xương ở mộ 1 mở ra cho chúng ta một chương mới để đi tìm chủ nhân thực sự của vùng đất mà từ trước đến nay vẫn là một khoảng trống đối với các nhà nghiên cứu. Việc lần đầu tiên phát hiện ra di cốt người tiền sử trong các hang núi lửa là phát hiện mang tính bước ngoặt của ngành Cổ nhân học Việt Nam”.
>>>Xem thêm video: Việt Nam lần đầu phát hiện xương người tiền sử ở hang núi lửa (Nguồn: VTV24).