Một nghiên cứu mới cho phép các nhà nghiên cứu để đo lường sự mất mát khối lượng của Mặt trời với độ chính xác chưa từng có bằng cách theo dõi quỹ đạo sao Thủy đã trôi dạt ra ngoài trong những năm gần đây qua sử dụng dữ liệu từ tàu thăm dò MESSENGER của NASA.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Khi già đi, Mặt trời đang dần mất đi khối lượng.
Sự mất mát lớn này có nghĩa là lực hút của nó trên các hành tinh đang suy yếu, có nghĩa là quỹ đạo của các hành tinh này đang trôi ra ngoài khiến vòng eo quỹ đạo của cả Hệ Mặt trời đang mở rộng ra.
Vì ở gần Mặt trời nên quỹ đạo của sao Thủy rất nhạy cảm với sự giảm khối lượng Mặt trời và do đó bằng cách đo chính xác quỹ đạo của nó đã thay đổi như thế nào, các nhà thiên văn học sẽ đoán được tình trạng và vận mệnh của Mặt trời trong tương lai gần.
Xem thêm video: Hình ảnh kỳ thú của Trái Đất chụp từ Mặt Trăng- Nguồn video: Thế Giới Kỳ Diệu.
Tàu MESSENGER đã quay quanh sao Thủy từ năm 2011 đến năm 2015.
Sử dụng các dữ liệu chính xác từ tàu vũ trụ, nhóm nghiên cứu đã tính được rằng hành tinh sao Thủy di chuyển ra ngoài khoảng 1,5cm mỗi năm cho mỗi AU (trong đó 1 AU là khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời).
Nhà vật lý học Erdan Mazarcio của Goddard cho biết: "Chúng tôi đang giải quyết các câu hỏi lâu dài về vật lý cơ bản và khoa học mặt trời bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận hành tinh học".