Shuanghe được ghi nhận là cụm hang động dài nhất châu Á và dài thứ 5 trên thế giới mới chiều dài gần 300 m. Khi đi sâu vào bên trong, các nhà khoa học từ Viện Tài nguyên Núi thuộc Học viện Khoa học Quý Châu đã có những khám phá bất ngờ.Họ đã tìm thấy 2 hóa thạch gấu trúc khổng lồ, một trong số đó có niên đại hơn 100.000 năm tại đây. Việc tìm thấy hóa thạch gấu trúc khổng lồ được bảo quản tốt như vậy ở bất kỳ đâu của Trung Quốc là điểu vô cùng hiếm có.Dùng công nghệ xác định niên đại men răng, nhóm nghiên cứu xác định được một trong những hóa thạch cho thấy một con gấu trúc khổng lồ hoang dã sống cách đây khoảng 102.000 năm, và con còn lại có khả năng đã tồn tại trên hành tinh khoảng 49.000 năm trước.Vì gấu trúc khổng lồ sử dụng ngón tay cái để cầm và điều khiển tre trong khi ăn, nên các chi của loài này khác với các loài gấu khác là có thêm một "ngón tay cái". Thực tế, "ngón tay cái" là một xương cổ tay to ra một cách bất thường, và nó giúp loài này có thể nắm được măng/tre.Điều này cho thấy, gấu trúc khổng lồ, vào thời điểm đó, đã có điều kiện sinh lý là sử dụng linh hoạt chi trước để ngoạm lấy tre, giống như gấu trúc hiện đại.Phát hiện này giúp các nhà khoa học hiểu sâu hơn về sự tiến hóa của các loài đối với đặc tính kiếm ăn của chúng. Hang Shuanghe là môi trường sống thích hợp cho những con gấu trúc khổng lồ, vào thời điểm đó, do cấu trúc bên trong phức tạp và nhiều lỗ nối tiếp nhau.Cho đến nay, gần 30 hóa thạch gấu trúc khổng lồ đã được phát hiện trong hang động dài nhất châu Á này. Hang động rất giàu tài nguyên hóa thạch động vật có vú. Hóa thạch của chó rừng, tê giác, gấu đen, ngựa sừng sỏ, cầy hương Ấn Độ lớn và các loài động vật khác đã được tìm thấy trong các cuộc khai quật trước đây.Các sông ngầm còn giúp hệ sinh thái bên trong hang động trở nên đa dạng với nhiều sinh vật sống ở đây như loài sóc bay khổng lồ đỏ trắng có tên khoa học là petaurista alborufus.Cấu trúc phức tạp của cụm hang động này khiến các nhà khoa học phải gọi nó với cái tên là "Bảo tàng hang động tự nhiên Karst" với các hố nước và hố khô cùng tồn tại ở độ sâu hơn 550 mét.Địa hình Karst (cácxtơ) xuất hiện khi nước chảy trong đá, tạo ra phản ứng hóa học. Địa hình này ảnh hưởng bởi 3 yếu tố là ăn mòn, phong hóa sinh hóa học, xâm thực.Hang Shuanghe được phát hiện vào cuối những năm 1980, và kể từ đó, một loạt các cuộc thám hiểm, khảo sát lớn đã được các nhà nghiên cứu Trung Quốc và nước ngoài cùng thực hiện.Hang động được cho là hình thành từ khoảng 100 triệu năm trước dưới kỷ Creta.
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC
Shuanghe được ghi nhận là cụm hang động dài nhất châu Á và dài thứ 5 trên thế giới mới chiều dài gần 300 m. Khi đi sâu vào bên trong, các nhà khoa học từ Viện Tài nguyên Núi thuộc Học viện Khoa học Quý Châu đã có những khám phá bất ngờ.
Họ đã tìm thấy 2 hóa thạch gấu trúc khổng lồ, một trong số đó có niên đại hơn 100.000 năm tại đây. Việc tìm thấy hóa thạch gấu trúc khổng lồ được bảo quản tốt như vậy ở bất kỳ đâu của Trung Quốc là điểu vô cùng hiếm có.
Dùng công nghệ xác định niên đại men răng, nhóm nghiên cứu xác định được một trong những hóa thạch cho thấy một con gấu trúc khổng lồ hoang dã sống cách đây khoảng 102.000 năm, và con còn lại có khả năng đã tồn tại trên hành tinh khoảng 49.000 năm trước.
Vì gấu trúc khổng lồ sử dụng ngón tay cái để cầm và điều khiển tre trong khi ăn, nên các chi của loài này khác với các loài gấu khác là có thêm một "ngón tay cái". Thực tế, "ngón tay cái" là một xương cổ tay to ra một cách bất thường, và nó giúp loài này có thể nắm được măng/tre.
Điều này cho thấy, gấu trúc khổng lồ, vào thời điểm đó, đã có điều kiện sinh lý là sử dụng linh hoạt chi trước để ngoạm lấy tre, giống như gấu trúc hiện đại.
Phát hiện này giúp các nhà khoa học hiểu sâu hơn về sự tiến hóa của các loài đối với đặc tính kiếm ăn của chúng. Hang Shuanghe là môi trường sống thích hợp cho những con gấu trúc khổng lồ, vào thời điểm đó, do cấu trúc bên trong phức tạp và nhiều lỗ nối tiếp nhau.
Cho đến nay, gần 30 hóa thạch gấu trúc khổng lồ đã được phát hiện trong hang động dài nhất châu Á này. Hang động rất giàu tài nguyên hóa thạch động vật có vú. Hóa thạch của chó rừng, tê giác, gấu đen, ngựa sừng sỏ, cầy hương Ấn Độ lớn và các loài động vật khác đã được tìm thấy trong các cuộc khai quật trước đây.
Các sông ngầm còn giúp hệ sinh thái bên trong hang động trở nên đa dạng với nhiều sinh vật sống ở đây như loài sóc bay khổng lồ đỏ trắng có tên khoa học là petaurista alborufus.
Cấu trúc phức tạp của cụm hang động này khiến các nhà khoa học phải gọi nó với cái tên là "Bảo tàng hang động tự nhiên Karst" với các hố nước và hố khô cùng tồn tại ở độ sâu hơn 550 mét.
Địa hình Karst (cácxtơ) xuất hiện khi nước chảy trong đá, tạo ra phản ứng hóa học. Địa hình này ảnh hưởng bởi 3 yếu tố là ăn mòn, phong hóa sinh hóa học, xâm thực.
Hang Shuanghe được phát hiện vào cuối những năm 1980, và kể từ đó, một loạt các cuộc thám hiểm, khảo sát lớn đã được các nhà nghiên cứu Trung Quốc và nước ngoài cùng thực hiện.