1. "Nghĩa địa" máy bay Boneyard, Mỹ. Trung tâm bảo trì hàng không The Boneyard của Mỹ là nơi lưu giữ hơn 4.000 phi cơ và được coi là nghĩa địa máy bay lớn nhất thế giới.Cơ sở có diện tích hơn 10 km2, tương đương 1.430 sân bóng, và tập hợp hơn 4.000 máy bay không còn hoạt động. Nhiều máy bay có thể trở lại hoạt động trong thời gian ngắn và các nhân viên vẫn thực hiện quá trình chống ăn mòn, bảo quản để giữ máy bay ở trong tình trạng ổn định. Trong hầu hết trường hợp, nhiều bộ phận máy bay được đem ra trưng dụng, hoặc chúng được bán cho nước ngoài, hiến tặng các cơ quan cấp bang và liên bang.2. "Nghĩa địa" tàu Nouadhibou, Mauritania. Thành phố Nouadhibou là thành phố lớn thứ hai ở Mauritania và đóng vai trò là trung tâm thương mại của đất nước. Nơi đây nổi tiếng là nơi tọa lạc của một trong những nghĩa địa tàu lớn nhất thế giới. Hàng trăm con tàu rỉ sét có thể được nhìn thấy ở khắp nơi, trong nước và trên các bãi biển.Nguyên nhân chính khiến tàu bè hỏng tập trung nhiều ở đây là các quan chức của cảng Mauritanian thường xuyên nhận hối lộ để cho phép chúng bị vứt lại. Hiện tượng này bắt đầu từ thập niên 80 sau khi chính quyền Mauritania tiến hành quốc hữu hóa ngành ngư nghiệp, khiến những con tàu không mang lại kinh tế bị bỏ hoang.3. "Nghĩa địa" tàu hỏa ở Uyuni, Bolivia. 8.000 đầu tàu đã qua sử dụng được tập kết tại Bolivia, đa phần chúng là loại vận hành bằng động cơ hơi nước, ra đời từ cuối thế kỷ 19.Chúng từng góp phần đắc lực vào ngành công nghiệp khai khoáng ở tây nam Bolivia trước khi bị bỏ hoang trong cuối thập niên 40 của thế kỷ 20.4. "Nghĩa địa" mỏ neo Anchor Graveyard, Bồ Đào Nha. Nằm trên các cồn cát của bãi biển Barril xinh đẹp thuộc đảo Tavira là hàng trăm mỏ neo cong queo và gỉ sét. Chúng được xếp hàng cạnh nhau với độ chính xác gần như tuyệt đối. Đã qua nhiều thế kỷ, người dân gọi khu vực này là Cemitério das Âncoras, có nghĩa là "nghĩa địa mỏ neo".Không biết chính xác ai là người đầu tiên xếp hàng loạt mỏ neo ra giữa những cồn cát trắng mịn trên hòn đảo Tavira. Nhưng sau này, người ta vẫn nghĩ đó là một ý tưởng đáng trân trọng, bởi những chiếc neo gợi nhớ lại một thời huy hoàng của ngành đánh bắt cá ngừ bằng lưới lớn cố định với những chiếc mỏ neo, một kỹ thuật được phát minh bởi người Phoenicia.5. "Nghĩa địa" taxi Trùng Khánh, Trung Quốc. Hàng ngàn chiếc taxi không sử dụng được đã bị bỏ lại trong một khoảng đất trống ở trung tâm thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.Tình trạng tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường ở các thành phố của Trung Quốc đã trở nên tồi tệ hơn đáng kể do chính sách mở rộng kinh tế dài hạn của quốc gia này, vốn cho phép nhiều người sắm các phương tiện như một chiếc ô tô để không cần phải bắt xe buýt hay chờ ở các bến xe.6. "Nghĩa địa" xe tăng Afghanistan. Thung lũng Panjshir được mô tả là vùng đất màu mỡ, tuyệt đẹp cách thủ đô Kabul 100 dặm.Nơi đây được chọn là làm căn cứ của quân Mujaheddin sau mỗi cuộc tấn công lực lượng Liên Xô ở Kabul. Chính vì thế, Quân đội Liên Xô trong suốt 10 năm tiến hành 16 chiến dịch lớn nhắm vào đây.Xác xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, pháo tự hành nằm rải rác khắp vùng thung lũng. Tuy nhiên, các chiến dịch được cho là đã kết thúc nhiều trong sự thất bại, nhiều cỗ pháo, xe tăng hiện đại đã nằm lại ở đây.
1. "Nghĩa địa" máy bay Boneyard, Mỹ. Trung tâm bảo trì hàng không The Boneyard của Mỹ là nơi lưu giữ hơn 4.000 phi cơ và được coi là nghĩa địa máy bay lớn nhất thế giới.
Cơ sở có diện tích hơn 10 km2, tương đương 1.430 sân bóng, và tập hợp hơn 4.000 máy bay không còn hoạt động. Nhiều máy bay có thể trở lại hoạt động trong thời gian ngắn và các nhân viên vẫn thực hiện quá trình chống ăn mòn, bảo quản để giữ máy bay ở trong tình trạng ổn định. Trong hầu hết trường hợp, nhiều bộ phận máy bay được đem ra trưng dụng, hoặc chúng được bán cho nước ngoài, hiến tặng các cơ quan cấp bang và liên bang.
2. "Nghĩa địa" tàu Nouadhibou, Mauritania. Thành phố Nouadhibou là thành phố lớn thứ hai ở Mauritania và đóng vai trò là trung tâm thương mại của đất nước. Nơi đây nổi tiếng là nơi tọa lạc của một trong những nghĩa địa tàu lớn nhất thế giới. Hàng trăm con tàu rỉ sét có thể được nhìn thấy ở khắp nơi, trong nước và trên các bãi biển.
Nguyên nhân chính khiến tàu bè hỏng tập trung nhiều ở đây là các quan chức của cảng Mauritanian thường xuyên nhận hối lộ để cho phép chúng bị vứt lại. Hiện tượng này bắt đầu từ thập niên 80 sau khi chính quyền Mauritania tiến hành quốc hữu hóa ngành ngư nghiệp, khiến những con tàu không mang lại kinh tế bị bỏ hoang.
3. "Nghĩa địa" tàu hỏa ở Uyuni, Bolivia. 8.000 đầu tàu đã qua sử dụng được tập kết tại Bolivia, đa phần chúng là loại vận hành bằng động cơ hơi nước, ra đời từ cuối thế kỷ 19.
Chúng từng góp phần đắc lực vào ngành công nghiệp khai khoáng ở tây nam Bolivia trước khi bị bỏ hoang trong cuối thập niên 40 của thế kỷ 20.
4. "Nghĩa địa" mỏ neo Anchor Graveyard, Bồ Đào Nha. Nằm trên các cồn cát của bãi biển Barril xinh đẹp thuộc đảo Tavira là hàng trăm mỏ neo cong queo và gỉ sét. Chúng được xếp hàng cạnh nhau với độ chính xác gần như tuyệt đối. Đã qua nhiều thế kỷ, người dân gọi khu vực này là Cemitério das Âncoras, có nghĩa là "nghĩa địa mỏ neo".
Không biết chính xác ai là người đầu tiên xếp hàng loạt mỏ neo ra giữa những cồn cát trắng mịn trên hòn đảo Tavira. Nhưng sau này, người ta vẫn nghĩ đó là một ý tưởng đáng trân trọng, bởi những chiếc neo gợi nhớ lại một thời huy hoàng của ngành đánh bắt cá ngừ bằng lưới lớn cố định với những chiếc mỏ neo, một kỹ thuật được phát minh bởi người Phoenicia.
5. "Nghĩa địa" taxi Trùng Khánh, Trung Quốc. Hàng ngàn chiếc taxi không sử dụng được đã bị bỏ lại trong một khoảng đất trống ở trung tâm thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.
Tình trạng tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường ở các thành phố của Trung Quốc đã trở nên tồi tệ hơn đáng kể do chính sách mở rộng kinh tế dài hạn của quốc gia này, vốn cho phép nhiều người sắm các phương tiện như một chiếc ô tô để không cần phải bắt xe buýt hay chờ ở các bến xe.
6. "Nghĩa địa" xe tăng Afghanistan. Thung lũng Panjshir được mô tả là vùng đất màu mỡ, tuyệt đẹp cách thủ đô Kabul 100 dặm.
Nơi đây được chọn là làm căn cứ của quân Mujaheddin sau mỗi cuộc tấn công lực lượng Liên Xô ở Kabul. Chính vì thế, Quân đội Liên Xô trong suốt 10 năm tiến hành 16 chiến dịch lớn nhắm vào đây.
Xác xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, pháo tự hành nằm rải rác khắp vùng thung lũng.
Tuy nhiên, các chiến dịch được cho là đã kết thúc nhiều trong sự thất bại, nhiều cỗ pháo, xe tăng hiện đại đã nằm lại ở đây.