Một sườn núi kỳ lạ nhìn từ bên ngoài là 400 lỗ hổng lớn bị đục vào đá được phát hiện ở thành phố cổ Blaundos, cách biển Aegean 180 km về phía Đông, nơi ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ.Đây là nghĩa địa dạng hầm mộ bằng đá lớn nhất thế giới. Nhìn từ bên ngoài, khu nghĩa địa cổ đại trông như một sườn núi bị đục thủng lỗ chỗ.Tuy nhiên, thứ bên trong mới khiến các nhà khảo cổ bất ngờ. 400 căn phòng ở đây là một thế giới vô cùng xa hoa.Mỗi mảng tường, trần nhà đều được vẽ trang trí bằng các hoa văn phức tạp và tinh tế, với cấu trúc trần dạng vòm đặc trưng.Có thể nói mỗi phòng chôn cất đều lộng lẫy như một gian phòng trong lâu đài, hoặc như trong những khách sạn sang trọng bậc nhất thời hiện đại.Theo nhà khảo cổ học Briol Can từ Đại học Uşak (Thổ Nhĩ Kỳ), trong mỗi căn phòng đều chứa một hay nhiều quan tài, trong đó người đã khuất được đưa vào trong khoảng thế kỷ thứ 2 - 4 sau Công Nguyên.Các phòng chôn cất có dấu vết của rất nhiều châu báu là đồ tùy táng của người chết, tuy nhiên đã bị cướp phá nặng nề trong vài thế kỷ vừa qua.Kẻ trộm mộ cũng làm hư hại một số gian phòng. Tuy nhiên những gì còn sót lại cũng đủ là một kho báu.Trong những căn phòng có nhiều mảnh gốm vỡ và tiền xu có niên đại từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 4, cũng như các đồ dùng cá nhân như gương, nhẫn, cốc, đèn dầu... được cho là nhằm mục đích sử dụng ở thế giới bên kia.Niên đại, giá trị khảo cổ và độ tinh tế của các cổ vật đủ khiến chúng trở nên vô giá.Khu chôn cất lộng lẫy này chỉ là một phần của thành phố cổ Blaundos vĩ đại, nơi các nhà khảo cổ đã khai quật được nhiều công trình như đền thờ, vương cung thánh đường, nhà hát, nhà tắm công cộng, phòng tập thể dục, cổng chào xa hoa, hệ thống dẫn nước."Ngoài những thứ này ra, chúng tôi biết còn nhiều công trình tôn giáo, công trình công cộng và dân dụng còn nằm dưới lòng đất" - tiến sĩ Briol Can nói.Mời các bạn xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV
Một sườn núi kỳ lạ nhìn từ bên ngoài là 400 lỗ hổng lớn bị đục vào đá được phát hiện ở thành phố cổ Blaundos, cách biển Aegean 180 km về phía Đông, nơi ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ.
Đây là nghĩa địa dạng hầm mộ bằng đá lớn nhất thế giới. Nhìn từ bên ngoài, khu nghĩa địa cổ đại trông như một sườn núi bị đục thủng lỗ chỗ.
Tuy nhiên, thứ bên trong mới khiến các nhà khảo cổ bất ngờ. 400 căn phòng ở đây là một thế giới vô cùng xa hoa.
Mỗi mảng tường, trần nhà đều được vẽ trang trí bằng các hoa văn phức tạp và tinh tế, với cấu trúc trần dạng vòm đặc trưng.
Có thể nói mỗi phòng chôn cất đều lộng lẫy như một gian phòng trong lâu đài, hoặc như trong những khách sạn sang trọng bậc nhất thời hiện đại.
Theo nhà khảo cổ học Briol Can từ Đại học Uşak (Thổ Nhĩ Kỳ), trong mỗi căn phòng đều chứa một hay nhiều quan tài, trong đó người đã khuất được đưa vào trong khoảng thế kỷ thứ 2 - 4 sau Công Nguyên.
Các phòng chôn cất có dấu vết của rất nhiều châu báu là đồ tùy táng của người chết, tuy nhiên đã bị cướp phá nặng nề trong vài thế kỷ vừa qua.
Kẻ trộm mộ cũng làm hư hại một số gian phòng. Tuy nhiên những gì còn sót lại cũng đủ là một kho báu.
Trong những căn phòng có nhiều mảnh gốm vỡ và tiền xu có niên đại từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 4, cũng như các đồ dùng cá nhân như gương, nhẫn, cốc, đèn dầu... được cho là nhằm mục đích sử dụng ở thế giới bên kia.
Niên đại, giá trị khảo cổ và độ tinh tế của các cổ vật đủ khiến chúng trở nên vô giá.
Khu chôn cất lộng lẫy này chỉ là một phần của thành phố cổ Blaundos vĩ đại, nơi các nhà khảo cổ đã khai quật được nhiều công trình như đền thờ, vương cung thánh đường, nhà hát, nhà tắm công cộng, phòng tập thể dục, cổng chào xa hoa, hệ thống dẫn nước.
"Ngoài những thứ này ra, chúng tôi biết còn nhiều công trình tôn giáo, công trình công cộng và dân dụng còn nằm dưới lòng đất" - tiến sĩ Briol Can nói.