Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Phil Charles đến từ Đại học Southampton giải thích rằng khí (helium bị ion hóa và hydro) được phát ra trong các vụ nổ lặp lại cứ sau 8 phút, lần đầu tiên cơ chế này được nhìn thấy xung quanh một lỗ đen.
Lỗ đen được nghiên cứu có tên là J1357.2-0933, nặng ít nhất gấp 6 lần khối lượng Mặt trời của chúng ta, giải phóng một nguồn năng lượng dồi dào.
|
Nguồn ảnh: Sci-news. |
Giáo sư Charles cho biết: “Độ sáng quang học của lỗ đen này thay đổi từ khoảng 2 phút đến khoảng 10 phút sau các vụ nổ. Động thái kỳ lạ như vậy chưa bao giờ được nhìn thấy trong bất kỳ lỗ đen nào khác.
Giáo sư Charles nói thêm: "Kết quả từ quá trình thăm dò, phân tích quang phổ này thật đáng kinh ngạc, cho thấy helium bị ion hóa trong quá trình hấp thụ, điều chưa từng thấy trong các hệ thống lỗ đen tương tự trước đây".
Bên cạnh đó, lượng gió hoạt động gần lỗ đen có quang phổ màu xanh rực sáng, mật độ nguyên tử dày đặc và nóng lên tới khoảng 40.000 độ C. Những cơn gió này giật mạnh với tốc độ cực khủng lên tới khoảng 600km / giây.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.