Vào sáng 18/10, Bộ đội Biên phòng tỉnh TT-Huế thông tin về việc người dân phát hiện một con cá voi 3 tấn, dài gần 10m bị sóng đánh tấp vào bờ biển Tư Hiền thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, TT-Huế. Sau khi nhận được tin báo, cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Vinh Hiền cùng người dân địa phương tiến hành đẩy cá voi ra lại ngoài khơi. Ảnh: Vietnamnet.Tuy nhiên, sóng to gió lớn cộng với việc trọng lượng cá voi rất lớn và sức khỏe của nó khá yếu nên nhiều lần đẩy cá ra ngoài không thành công do bị sóng đánh dạt trở lại. Sau đó, lực lượng Bộ đôi Biên phòng và người dân tiếp tục nỗ lực để giải cứu cá thể cá voi này về biển. Ảnh: Dân Việt.Đây không phải là lần đầu tiên ngư dân phát hiện cá voi dạt vào bờ biển. Trong số này có sự việc diễn ra vào ngày 25/5/2016. Khi ấy, một con cá voi khổng lồ mắc cạn tại bờ biển xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu. Cơ quan chức năng và người dân địa phương đã cứu hộ thành công, thả cá về với biển. Ảnh: baonghean.Cá voi còn được gọi là cá Ông. Nhiều làng chài ở vùng ven biển của Việt Nam có tín ngưỡng thờ cá Ông. Đối với ngư dân, cá voi chính là “linh ngư” ở biển Đông, thường giúp đỡ con người gặp nạn ngoài khơi. Chính vì vậy, cá voi còn được ngư dân tôn kính nên họ gọi là Ngư Ông. Ảnh: Zing.Việc cá ông dạt vào bờ là một điềm lành báo hiệu một mùa bội thu, may mắn đối với ngư dân đi biển. Do đó, ngư dân tuyệt đối không săn bắt và ăn thịt cá voi. Ảnh: VTC.Mỗi lần nhìn thấy cá voi mắc cạn thì ngư dân đều ra sức cứu giúp và đưa cá trở về biển. Khi cá đã ra biển lớn, ngư dân còn tung gạo, muối xuống để cá voi có lương thực trở về đại dương an toàn. Ảnh: Vietnamnet.Trong trường hợp phát hiện xác cá voi trôi dạt vào bờ, ngư dân sẽ coi đó là điềm lành, là phúc đến bởi mảnh đất này được thần cá chọn làm nơi yên nghỉ và tin tưởng phó thác việc an táng. Ảnh: Vietnamnet.Tỉnh Nghệ An là một trong những địa phương có nhiều đền, miếu thờ cá Ông. Từ thị xã Hoàng Mai đến Cửa Hội có khoảng 10 đền, miếu thờ cá voi. Trong số này, huyện Quỳnh Lưu có tới 5 đền, miếu thờ cá Ông tập trung chủ yếu ở các xã Quỳnh Thọ, Quỳnh Long và Tiến Thủy. Ảnh: baonghean.Để tỏ lòng thành kính đối với cá Ông, vào các dịp đầu năm mới, ngư dân thường tổ chức lễ hội cầu ngư nhằm cầu cho 12 tháng tới mưa thuận, gió hòa, trời yên, biển lặng. Khi ấy, ngư dân ra khơi thuận buồm xuôi gió và đánh bắt được nhiều thủy hải sản. Ảnh: baonghean.Đây còn là dịp để ngư dân động viên nhau bám biển, giúp người dân địa phương gần gũi nhau hơn, đoàn kết, xây dựng nếp sinh hoạt văn hóa đầy ý nghĩa. Ảnh: Vietnamnet. Mời độc giả xem video: Điều 3 tàu và thủy phi cơ, cứu trợ khẩn cấp 2 tàu cá cùng 26 ngư dân gặp nạn trên biển. Nguồn: VTV TSTC.
Vào sáng 18/10, Bộ đội Biên phòng tỉnh TT-Huế thông tin về việc người dân phát hiện một con cá voi 3 tấn, dài gần 10m bị sóng đánh tấp vào bờ biển Tư Hiền thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, TT-Huế. Sau khi nhận được tin báo, cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Vinh Hiền cùng người dân địa phương tiến hành đẩy cá voi ra lại ngoài khơi. Ảnh: Vietnamnet.
Tuy nhiên, sóng to gió lớn cộng với việc trọng lượng cá voi rất lớn và sức khỏe của nó khá yếu nên nhiều lần đẩy cá ra ngoài không thành công do bị sóng đánh dạt trở lại. Sau đó, lực lượng Bộ đôi Biên phòng và người dân tiếp tục nỗ lực để giải cứu cá thể cá voi này về biển. Ảnh: Dân Việt.
Đây không phải là lần đầu tiên ngư dân phát hiện cá voi dạt vào bờ biển. Trong số này có sự việc diễn ra vào ngày 25/5/2016. Khi ấy, một con cá voi khổng lồ mắc cạn tại bờ biển xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu. Cơ quan chức năng và người dân địa phương đã cứu hộ thành công, thả cá về với biển. Ảnh: baonghean.
Cá voi còn được gọi là cá Ông. Nhiều làng chài ở vùng ven biển của Việt Nam có tín ngưỡng thờ cá Ông. Đối với ngư dân, cá voi chính là “linh ngư” ở biển Đông, thường giúp đỡ con người gặp nạn ngoài khơi. Chính vì vậy, cá voi còn được ngư dân tôn kính nên họ gọi là Ngư Ông. Ảnh: Zing.
Việc cá ông dạt vào bờ là một điềm lành báo hiệu một mùa bội thu, may mắn đối với ngư dân đi biển. Do đó, ngư dân tuyệt đối không săn bắt và ăn thịt cá voi. Ảnh: VTC.
Mỗi lần nhìn thấy cá voi mắc cạn thì ngư dân đều ra sức cứu giúp và đưa cá trở về biển. Khi cá đã ra biển lớn, ngư dân còn tung gạo, muối xuống để cá voi có lương thực trở về đại dương an toàn. Ảnh: Vietnamnet.
Trong trường hợp phát hiện xác cá voi trôi dạt vào bờ, ngư dân sẽ coi đó là điềm lành, là phúc đến bởi mảnh đất này được thần cá chọn làm nơi yên nghỉ và tin tưởng phó thác việc an táng. Ảnh: Vietnamnet.
Tỉnh Nghệ An là một trong những địa phương có nhiều đền, miếu thờ cá Ông. Từ thị xã Hoàng Mai đến Cửa Hội có khoảng 10 đền, miếu thờ cá voi. Trong số này, huyện Quỳnh Lưu có tới 5 đền, miếu thờ cá Ông tập trung chủ yếu ở các xã Quỳnh Thọ, Quỳnh Long và Tiến Thủy. Ảnh: baonghean.
Để tỏ lòng thành kính đối với cá Ông, vào các dịp đầu năm mới, ngư dân thường tổ chức lễ hội cầu ngư nhằm cầu cho 12 tháng tới mưa thuận, gió hòa, trời yên, biển lặng. Khi ấy, ngư dân ra khơi thuận buồm xuôi gió và đánh bắt được nhiều thủy hải sản. Ảnh: baonghean.
Đây còn là dịp để ngư dân động viên nhau bám biển, giúp người dân địa phương gần gũi nhau hơn, đoàn kết, xây dựng nếp sinh hoạt văn hóa đầy ý nghĩa. Ảnh: Vietnamnet.
Mời độc giả xem video: Điều 3 tàu và thủy phi cơ, cứu trợ khẩn cấp 2 tàu cá cùng 26 ngư dân gặp nạn trên biển. Nguồn: VTV TSTC.