Hoa phù dung thường được ví với những hồng nhan bạc mệnh bởi vẻ đẹp mong manh, ngắn ngủi, sớm nở tối tàn, lộng lẫy mà sầu não. Nhiều người e dè loài hoa này bởi những truyền thuyết bi đát về nó nhưng ít ai biết rằng đây là một loài cây kỳ diệu.Phù dung (tên khoa học Hibiscus mutabilis, họ cẩm quỳ Malvaceae) hay còn gọi là mộc phù dung, thủy phù dung, địa phù dung, túy tửu phù dung, phù dung thân mộc, phù dung núi, mộc liên, cự sương, sương giáng, thất tinh… Loài hoa này mọc nhiều ở các địa phương của Việt Nam.Thuộc dạng cây thân gỗ, nhỡ, có thể cao vài mét. Thân và cành phù dung có lông, lá phù dung mọc so le, có gân lá hình chân vịt, phiến lá có 5 thùy, mặt dưới lá có lông tơ.Được xếp vào hàng ngũ những loài sinh vật kỳ diệu nhất thế giới, hoa phù dung có thể chuyển màu trong vòng 1 ngày, với 3 sắc thái màu có thể nhận ra khác biệt rõ nét ứng với 3 thời điểm: sáng - chiều - tối.Vì sao hoa phù dung lại đổi màu như vậy? Bởi vì màu hoa là do carotein và xanthophyll quyết định, chất xanthophyll lại thay đổi theo sự biến đổi của độ chua kiềm.Khi hoa vừa nở có chất xanthophyll không màu nên hoa màu trắng, khi có mặt trời chiếu sáng chất xanthophyll không màu dần dần biến thành chất xanthophyll có màu, độ chua cũng tăng lên làm màu hoa thẫm hơn.Người ta hay ví hoa phù dung sự trắc trở, lận đận của người con gái sáng nở, trưa thắm, tối tàn…Ngoài đặc tính chuyển màu, chúng còn được biết đến với vẻ đẹp mong manh, nữ tính.Mỗi bông hoa nở xoè to có thể lên tới 15cm, cánh hoa mỏng xốp như giấy, độ rũ tự nhiên tạo nên nét kiều diễm cho hoa phù dung. Chúng có thể tự mọc dại mà không cần chăm bón.Sau khi hoa tàn, phù dung có thể kết thành quả hình cầu, có lông phủ trên lớp vỏ màu vàng nhạt. Tuy nhiên, quả của chúng không có nhiều giá trị dinh dưỡng.Dù có vẻ đẹp ngắn hạn nhưng hoa phù dung lại có khá nhiều công dụng. Chiết xuất từ hoa phù dung được dùng để nhuộm vải, làm nước hoa với độ bền tốt. Cây phù dung ra nhiều hoa nhưng ít thấy quả, được nhân giống chủ yếu bằng cách giâm cành và được trồng làm cảnh là chủ yếu.Bộ phận của cây phù dung thường được dùng làm thuốc là lá (tươi hoặc khô, hái vào mùa hạ và thu) và hoa phù dung (hái khi mới nở, phơi khô), ngoài ra còn dùng vỏ rễ (hái vào mùa thu đông, phơi khô) và hạt.Theo y học cổ truyền, lá và hoa phù dung có vị hơi cay, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tiêu thũng và chỉ thống. Ngoài ra, lá và hoa phù dung còn giúp hạ nhiệt, giảm đau, thông tiểu tiện, điều trị viêm thận, viêm bàng quang, mụn nhọt, đinh râu, nhiễm khuẩn, sưng, lở ngứa da, viêm tử cung, huyết trắng.
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC.
Hoa phù dung thường được ví với những hồng nhan bạc mệnh bởi vẻ đẹp mong manh, ngắn ngủi, sớm nở tối tàn, lộng lẫy mà sầu não. Nhiều người e dè loài hoa này bởi những truyền thuyết bi đát về nó nhưng ít ai biết rằng đây là một loài cây kỳ diệu.
Phù dung (tên khoa học Hibiscus mutabilis, họ cẩm quỳ Malvaceae) hay còn gọi là mộc phù dung, thủy phù dung, địa phù dung, túy tửu phù dung, phù dung thân mộc, phù dung núi, mộc liên, cự sương, sương giáng, thất tinh… Loài hoa này mọc nhiều ở các địa phương của Việt Nam.
Thuộc dạng cây thân gỗ, nhỡ, có thể cao vài mét. Thân và cành phù dung có lông, lá phù dung mọc so le, có gân lá hình chân vịt, phiến lá có 5 thùy, mặt dưới lá có lông tơ.
Được xếp vào hàng ngũ những loài sinh vật kỳ diệu nhất thế giới, hoa phù dung có thể chuyển màu trong vòng 1 ngày, với 3 sắc thái màu có thể nhận ra khác biệt rõ nét ứng với 3 thời điểm: sáng - chiều - tối.
Vì sao hoa phù dung lại đổi màu như vậy? Bởi vì màu hoa là do carotein và xanthophyll quyết định, chất xanthophyll lại thay đổi theo sự biến đổi của độ chua kiềm.
Khi hoa vừa nở có chất xanthophyll không màu nên hoa màu trắng, khi có mặt trời chiếu sáng chất xanthophyll không màu dần dần biến thành chất xanthophyll có màu, độ chua cũng tăng lên làm màu hoa thẫm hơn.
Người ta hay ví hoa phù dung sự trắc trở, lận đận của người con gái sáng nở, trưa thắm, tối tàn…Ngoài đặc tính chuyển màu, chúng còn được biết đến với vẻ đẹp mong manh, nữ tính.
Mỗi bông hoa nở xoè to có thể lên tới 15cm, cánh hoa mỏng xốp như giấy, độ rũ tự nhiên tạo nên nét kiều diễm cho hoa phù dung. Chúng có thể tự mọc dại mà không cần chăm bón.
Sau khi hoa tàn, phù dung có thể kết thành quả hình cầu, có lông phủ trên lớp vỏ màu vàng nhạt. Tuy nhiên, quả của chúng không có nhiều giá trị dinh dưỡng.
Dù có vẻ đẹp ngắn hạn nhưng hoa phù dung lại có khá nhiều công dụng. Chiết xuất từ hoa phù dung được dùng để nhuộm vải, làm nước hoa với độ bền tốt. Cây phù dung ra nhiều hoa nhưng ít thấy quả, được nhân giống chủ yếu bằng cách giâm cành và được trồng làm cảnh là chủ yếu.
Bộ phận của cây phù dung thường được dùng làm thuốc là lá (tươi hoặc khô, hái vào mùa hạ và thu) và hoa phù dung (hái khi mới nở, phơi khô), ngoài ra còn dùng vỏ rễ (hái vào mùa thu đông, phơi khô) và hạt.
Theo y học cổ truyền, lá và hoa phù dung có vị hơi cay, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tiêu thũng và chỉ thống. Ngoài ra, lá và hoa phù dung còn giúp hạ nhiệt, giảm đau, thông tiểu tiện, điều trị viêm thận, viêm bàng quang, mụn nhọt, đinh râu, nhiễm khuẩn, sưng, lở ngứa da, viêm tử cung, huyết trắng.
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC.