Dùng tơ bắt mạch hay dùng sợi chỉ còn được gọi là "huyền ty bắt mạch", một đầu sợi dây được đặt trên cổ tay của nữ bệnh nhân và đầu dây còn lại sẽ do thầy y cầm để bắt mạch.Hình thức khám bệnh này bắt nguồn từ trong hoàng cung. Dưới ảnh hưởng của hệ tự tưởng phong kiến là nam nữ thụ thụ bất thân, các thầy thuốc không được phép trực tiếp chạm vào bất cứ bộ phận nào của phụ nữ dù chỉ để khám bệnh.Trong tập 20 phim Tây Du Ký (1986) , với việc giả danh thần y để vào cung vua diện kiến Quốc vương Chu Tử, Tề thiên Đại Thánh - Tôn Ngộ Không đã bắt mạch và chẩn đoán “đúng như thần sầu” chỉ dựa vào 3 sợi tơ vàng.Không chỉ xuất hiện ly kỳ và huyền diệu trong phim Tây Du Ký, phương pháp này còn được vị thần y Tôn Tư Mạc đời nhà Đường sử dụng để bắt mạch chữa bệnh cho Hoàng hậu nương nương lúc bấy giờ.Theo như truyền thuyết kể lại rằng, vì Hoàng hậu nương nương hoài thai đã lâu nhưng chưa hạ sinh được nên đã cho mời Tôn Tư Mạc vào cung chữa bệnh.Với việc là một người xuất thân cao quý, nên thái giám bên cạnh Hoàng hậu đã tìm cách thử vị thần y nổi tiếng lẫy lừng với phương pháp cột tơ bắt mạch trước khi kê đơn, chẩn bệnh cho bà.Ông ta đã dùng sợi tơ để bắt mạch cột vào chân con vẹt để xem thử vị danh y này có thật sự tài giỏi như lời đồn đại hay không. Tôn Tư Mạc đã khiến gã thái giám ấy một phen khiếp sợ khi vừa chạm tay vào tơ đã đoán ra… mạch đang được chuẩn đoán không phải… của người.Chính vì vậy, hắn ta liền dùng sợi tơ cột vào tay Hoàng hậu để cho Tôn Tư Mạc khám chữa. Quả thật, sau đó tiếng tăm của vị thần y với liệu pháp thần kỳ ngày càng vang xa khi Hoàng hậu sau khi uống thuốc ông kê đã hạ sinh long tử cho nhà vua một cách dễ dàng.Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và ghi chép lại trong Cổ đại y học tuyệt kỹ rằng “huyền ty bắt mạch” chỉ là liệu pháp xảo diệu để có thể che mắt người ngoài ngành. Với những danh y chân chính, họ không thể nào kê đơn bốc thuốc khi chỉ dựa vào những sợi tơ mong manh như vậy.Các vị phi tần, công chúa khi ấy đều rất gần gũi với các thái giám, cung nữ hầu hạ họ. Vì vậy, trước khi bắt mạch, các ngự y sẽ hỏi qua thể trạng của bệnh nhân thông qua những người thân cận như thái giám, cung nữ, người nhà cũng như quan sát các triệu chứng của người bệnh qua thần thái, khuôn mặt và cử chỉ để từ đó họ có thể kê đơn và bốc thuốc đúng bệnh.Sau khi biết được tất cả các thông tin cần thiết, các vị ngự y sẽ tiến hành bắt mạch qua sợi tơ, họ tỏ vẻ chăm chú, quan sát. Thực ra điều này chỉ là một nghi thức thể hiện sự tôn trọng với hoàng gia. Bên cạnh đó, họ cũng tranh thủ thời gian suy nghĩ thêm về đơn thuốc và cách chữa bệnh để tránh không bị sai sót.Mời các bạn xem video: Singapore có nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử. Nguồn: THĐT
Dùng tơ bắt mạch hay dùng sợi chỉ còn được gọi là "huyền ty bắt mạch", một đầu sợi dây được đặt trên cổ tay của nữ bệnh nhân và đầu dây còn lại sẽ do thầy y cầm để bắt mạch.
Hình thức khám bệnh này bắt nguồn từ trong hoàng cung. Dưới ảnh hưởng của hệ tự tưởng phong kiến là nam nữ thụ thụ bất thân, các thầy thuốc không được phép trực tiếp chạm vào bất cứ bộ phận nào của phụ nữ dù chỉ để khám bệnh.
Trong tập 20 phim Tây Du Ký (1986) , với việc giả danh thần y để vào cung vua diện kiến Quốc vương Chu Tử, Tề thiên Đại Thánh - Tôn Ngộ Không đã bắt mạch và chẩn đoán “đúng như thần sầu” chỉ dựa vào 3 sợi tơ vàng.
Không chỉ xuất hiện ly kỳ và huyền diệu trong phim Tây Du Ký, phương pháp này còn được vị thần y Tôn Tư Mạc đời nhà Đường sử dụng để bắt mạch chữa bệnh cho Hoàng hậu nương nương lúc bấy giờ.
Theo như truyền thuyết kể lại rằng, vì Hoàng hậu nương nương hoài thai đã lâu nhưng chưa hạ sinh được nên đã cho mời Tôn Tư Mạc vào cung chữa bệnh.
Với việc là một người xuất thân cao quý, nên thái giám bên cạnh Hoàng hậu đã tìm cách thử vị thần y nổi tiếng lẫy lừng với phương pháp cột tơ bắt mạch trước khi kê đơn, chẩn bệnh cho bà.
Ông ta đã dùng sợi tơ để bắt mạch cột vào chân con vẹt để xem thử vị danh y này có thật sự tài giỏi như lời đồn đại hay không. Tôn Tư Mạc đã khiến gã thái giám ấy một phen khiếp sợ khi vừa chạm tay vào tơ đã đoán ra… mạch đang được chuẩn đoán không phải… của người.
Chính vì vậy, hắn ta liền dùng sợi tơ cột vào tay Hoàng hậu để cho Tôn Tư Mạc khám chữa. Quả thật, sau đó tiếng tăm của vị thần y với liệu pháp thần kỳ ngày càng vang xa khi Hoàng hậu sau khi uống thuốc ông kê đã hạ sinh long tử cho nhà vua một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và ghi chép lại trong Cổ đại y học tuyệt kỹ rằng “huyền ty bắt mạch” chỉ là liệu pháp xảo diệu để có thể che mắt người ngoài ngành. Với những danh y chân chính, họ không thể nào kê đơn bốc thuốc khi chỉ dựa vào những sợi tơ mong manh như vậy.
Các vị phi tần, công chúa khi ấy đều rất gần gũi với các thái giám, cung nữ hầu hạ họ. Vì vậy, trước khi bắt mạch, các ngự y sẽ hỏi qua thể trạng của bệnh nhân thông qua những người thân cận như thái giám, cung nữ, người nhà cũng như quan sát các triệu chứng của người bệnh qua thần thái, khuôn mặt và cử chỉ để từ đó họ có thể kê đơn và bốc thuốc đúng bệnh.
Sau khi biết được tất cả các thông tin cần thiết, các vị ngự y sẽ tiến hành bắt mạch qua sợi tơ, họ tỏ vẻ chăm chú, quan sát. Thực ra điều này chỉ là một nghi thức thể hiện sự tôn trọng với hoàng gia. Bên cạnh đó, họ cũng tranh thủ thời gian suy nghĩ thêm về đơn thuốc và cách chữa bệnh để tránh không bị sai sót.