Kết hôn vốn là việc hệ trọng cả đời người. Hôn lễ Trung Hoa xưa thông thường sẽ phải trải qua đủ "lục lễ" (6 lễ) bao gồm: nạp thái (đưa lễ vật ăn hỏi), vấn danh (hỏi tên), bói tử vi (đưa lá số tử vi của cô dâu chú rể tới miếu tổ tiên để bói xem có hợp nhau hay không), nạp chính (nộp tiền), cáo kỳ (chọn ngày) và cuối cùng là thân nghênh (đón dâu).Nhưng đó là hôn lễ của người thường, còn đám cưới hoàng gia, đặc biệt là của Hoàng đế và Hoàng hậu sẽ cầu kỳ và nhiều lễ nghi gấp bội phần.Ở bước đầu tiên là lễ nạp thái, nhà vua sẽ ban tặng cho gia đình người phụ nữ được chọn làm Hoàng hậu rất nhiều lễ vật hậu hĩnh như vàng bạc, châu báu, lụa là gấm vóc.Trong nghi lễ cuối là lễ thân nghênh, chú rể thường tới tận nhà đón dâu nhưng trong hoàng cung thì ngược lại, Hoàng hậu sẽ được một người thân trong gia đình rước dâu vào cung. Phòng hoa chúc của Hoàng đế và Hoàng hậu cũng giống như nhiều đám cưới Trung Hoa khác có dán chữ song hỷ, câu đối chúc mừng và trang trí mọi thứ bằng màu đỏ để biểu tượng cho sự may mắn, hạnh phúc.Một vật rất quan trọng là trên giường của đôi phu thê luôn có bộ chăn đệm “bách tử” thêu hình 100 đứa trẻ xinh xắn ở đủ mọi tư thế với mong muốn “đông con nhiều phúc”.Bên cạnh hàng trăm nghi thức quanh đám cưới, thái giám đã tiết lộ một nghi thức bắt buộc mà Hoàng hậu phải thực hiện trước khi động phòng hoa chúc với Hoàng đế. Đó chính là ăn món sủi cảo có tên gọi “tử tôn thịnh vượng”. Đây là một món ăn vô cùng quen thuộc với nhiều người.Được biết nhân sủi cảo dành cho Hoàng hậu thường là đậu đỏ, đậu phộng hoặc chà là đỏ,... hầu hết các thực phẩm có màu đỏ sẽ được chọn lọc, rồi hấp lên. Những chiếc sủi cảo này có ý nghĩa là hy vọng Hoàng hậu sớm hạ sinh Thái tử giúp vua cha kế nghiệp.Chính vì ý nghĩa quan trọng như vậy nên thủ tục này là bắt buộc, không thể bỏ qua.Sau thực hiện xong nghi lễ này và vào động phòng hoa chúc, Hoàng đế và Hoàng hậu còn phải uống rượu giao bôi. Sau đó, Hoàng đế vào phòng trút bỏ xiêm y trước rồi mới đến Hoàng hậu. Đến lúc này Hoàng đế và Hoàng hậu mới thực sự được hưởng thụ “cá nước vui hoan”.
Kết hôn vốn là việc hệ trọng cả đời người. Hôn lễ Trung Hoa xưa thông thường sẽ phải trải qua đủ "lục lễ" (6 lễ) bao gồm: nạp thái (đưa lễ vật ăn hỏi), vấn danh (hỏi tên), bói tử vi (đưa lá số tử vi của cô dâu chú rể tới miếu tổ tiên để bói xem có hợp nhau hay không), nạp chính (nộp tiền), cáo kỳ (chọn ngày) và cuối cùng là thân nghênh (đón dâu).
Nhưng đó là hôn lễ của người thường, còn đám cưới hoàng gia, đặc biệt là của Hoàng đế và Hoàng hậu sẽ cầu kỳ và nhiều lễ nghi gấp bội phần.
Ở bước đầu tiên là lễ nạp thái, nhà vua sẽ ban tặng cho gia đình người phụ nữ được chọn làm Hoàng hậu rất nhiều lễ vật hậu hĩnh như vàng bạc, châu báu, lụa là gấm vóc.
Trong nghi lễ cuối là lễ thân nghênh, chú rể thường tới tận nhà đón dâu nhưng trong hoàng cung thì ngược lại, Hoàng hậu sẽ được một người thân trong gia đình rước dâu vào cung.
Phòng hoa chúc của Hoàng đế và Hoàng hậu cũng giống như nhiều đám cưới Trung Hoa khác có dán chữ song hỷ, câu đối chúc mừng và trang trí mọi thứ bằng màu đỏ để biểu tượng cho sự may mắn, hạnh phúc.
Một vật rất quan trọng là trên giường của đôi phu thê luôn có bộ chăn đệm “bách tử” thêu hình 100 đứa trẻ xinh xắn ở đủ mọi tư thế với mong muốn “đông con nhiều phúc”.
Bên cạnh hàng trăm nghi thức quanh đám cưới, thái giám đã tiết lộ một nghi thức bắt buộc mà Hoàng hậu phải thực hiện trước khi động phòng hoa chúc với Hoàng đế. Đó chính là ăn món sủi cảo có tên gọi “tử tôn thịnh vượng”. Đây là một món ăn vô cùng quen thuộc với nhiều người.
Được biết nhân sủi cảo dành cho Hoàng hậu thường là đậu đỏ, đậu phộng hoặc chà là đỏ,... hầu hết các thực phẩm có màu đỏ sẽ được chọn lọc, rồi hấp lên. Những chiếc sủi cảo này có ý nghĩa là hy vọng Hoàng hậu sớm hạ sinh Thái tử giúp vua cha kế nghiệp.
Chính vì ý nghĩa quan trọng như vậy nên thủ tục này là bắt buộc, không thể bỏ qua.
Sau thực hiện xong nghi lễ này và vào động phòng hoa chúc, Hoàng đế và Hoàng hậu còn phải uống rượu giao bôi. Sau đó, Hoàng đế vào phòng trút bỏ xiêm y trước rồi mới đến Hoàng hậu. Đến lúc này Hoàng đế và Hoàng hậu mới thực sự được hưởng thụ “cá nước vui hoan”.