Tam Quốc (220 – 280) là một thời kỳ hỗn loạn trong lịch sử Trung Quốc, tuy nhiên nó cũng tạo ra nhiều anh hùng, danh tướng. Không chỉ vang danh thiên hạ, những con ngựa mà họ cưỡi cũng trở thành chiến mã huyền thoại.Những con chiến mã này phải kể tới Tuyệt Ảnh của Tào Tháo, Xích Thố của Lã Bố. Thế nhưng không nhắc tới chiến mã Đích Lư của Lưu Bị thì quả là thiếu sót.Ban đầu, chủ nhân đầu tiên của Đích Lư là Trương Vũ, tướng quân của một danh sĩ có dòng dõi hoàng tộc nhà Hán là Lưu Biểu. Tuy nhiên, sau này Trương Vũ lại phản bội lại Lưu Biểu. Vào năm Kiến An thứ 6 (năm 201), Lưu Bị gặp thất bại trong trận chiến với Tào Tháo nên đã quyết định về đầu quân cho Lưu Biểu để chờ đợi thời cơ làm lại sự nghiệp.Khi về với Lưu Biểu. Lưu Bị đã sớm để ý tới con ngựa có cái tên Đích Lư của Trương Vũ. Nhận ra đây là một con tuấn mã nên ông liền hết lời ca ngợi rằng "con ngựa này chắc chắn là thiên lý mã" (ý chỉ giống ngựa tốt, quý hiếm).Triệu Vân (danh tướng cuối thời Đông Hán và Tam Quốc), tướng của Lưu Bị lúc bấy giờ, đã lập tức hiểu ý của chủ nhân và liền giết Trương Vũ để cướp ngựa. Theo tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa, Triệu Vân đã đâm chết Trương Vũ chỉ sau chưa đầy 3 hiệp đấu, và sau đó dâng ngựa quý là Đích Lư cho Lưu Bị.Ngay cả Lưu Biểu khi trông thấy con ngựa này thì cũng hết lời khen ngợi. Về phía Lưu Bị khi được Lưu Biểu nhận làm quân đang không biết lấy gì để báo đáp, Lưu Bị liền tặng con ngựa Đích Lư cho Lưu Biểu.Có người nói với Lưu Biểu rằng Đích Lư là con ngựa dũng mãnh phi thường, nhưng không thể cưỡi vì nó có quầng ở mắt như ứa lệ, trên đầu lại có những đốm trắng, ắt là con ngựa có tướng sát chủ. Lưu Biểu nghe Đích Lư là ngựa sát chủ, lại thấy Trương Vũ cưỡi Đích Lư bị giết chết càng lo nên đã tìm cớ để trả lại cho Lưu Bị.Sau đó người hầu đem tin về "ngựa sát chủ" nói cho Lưu Bị, Lưu Bị không những không tin mà mặt khác, ông rất thích con ngựa Đích Lư. Khi nhận được tin mật báo rằng Sái Mạo (một tướng lĩnh dưới trướng của Lưu Biểu) truy sát, Lưu Bị lúc bấy giờ vội vàng tẩu thoát ra ngoài cùng với tuấn mã Đích Lư.Tuy nhiên, khi chạy trốn, vì quá gấp gáp nên Lưu Bị và ngựa quý bị lạc đường, chạy đến suối Đàn Khê. Đáng chú ý là dòng suối rộng và sâu nên rất khó vượt qua. Đúng vào lúc này, ngựa Đích Lư bất thần tung mình nhảy một phát sang bờ suối bên kia, cứu Lưu Bị thoát nạn và khiến cho quân của Sái Mạo không thể bắt được ông.Không hiểu sao lúc đó Đích Lư trở thành tuấn mã dũng thần như vậy, nhưng việc nó nhảy qua suối Đàn Khê cứu chủ nhân là Lưu Bị, đã lập nên kỳ tích chưa từng có và trở thành một câu chuyện huyền bí nổi tiếng trong lịch sử.Sau này, khi xuất binh sang nước Thục, thấy ngựa của Bàng Thống đã già yếu, để bày tỏ sự trọng dụng nên Lưu Bị đã tặng lại con ngựa Đích Lư. Không ngờ Bàng Thống khi vừa cưỡi ngựa Đích Lư đã bị trúng tên qua đời do kẻ địch tưởng nhầm là Lưu Bị.Từ đó, ngựa Đích Lư cũng không rõ lưu lạc về đâu. Nhiều người cho rằng Bàng Thống chết là do ngựa Đích Lư sát chủ, nhưng tại sao nó không hề làm hại Lưu Bị mà con cứu mạng nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Tam Quốc?Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Tam Quốc (220 – 280) là một thời kỳ hỗn loạn trong lịch sử Trung Quốc, tuy nhiên nó cũng tạo ra nhiều anh hùng, danh tướng. Không chỉ vang danh thiên hạ, những con ngựa mà họ cưỡi cũng trở thành chiến mã huyền thoại.
Những con chiến mã này phải kể tới Tuyệt Ảnh của Tào Tháo, Xích Thố của Lã Bố. Thế nhưng không nhắc tới chiến mã Đích Lư của Lưu Bị thì quả là thiếu sót.
Ban đầu, chủ nhân đầu tiên của Đích Lư là Trương Vũ, tướng quân của một danh sĩ có dòng dõi hoàng tộc nhà Hán là Lưu Biểu. Tuy nhiên, sau này Trương Vũ lại phản bội lại Lưu Biểu. Vào năm Kiến An thứ 6 (năm 201), Lưu Bị gặp thất bại trong trận chiến với Tào Tháo nên đã quyết định về đầu quân cho Lưu Biểu để chờ đợi thời cơ làm lại sự nghiệp.
Khi về với Lưu Biểu. Lưu Bị đã sớm để ý tới con ngựa có cái tên Đích Lư của Trương Vũ. Nhận ra đây là một con tuấn mã nên ông liền hết lời ca ngợi rằng "con ngựa này chắc chắn là thiên lý mã" (ý chỉ giống ngựa tốt, quý hiếm).
Triệu Vân (danh tướng cuối thời Đông Hán và Tam Quốc), tướng của Lưu Bị lúc bấy giờ, đã lập tức hiểu ý của chủ nhân và liền giết Trương Vũ để cướp ngựa. Theo tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa, Triệu Vân đã đâm chết Trương Vũ chỉ sau chưa đầy 3 hiệp đấu, và sau đó dâng ngựa quý là Đích Lư cho Lưu Bị.
Ngay cả Lưu Biểu khi trông thấy con ngựa này thì cũng hết lời khen ngợi. Về phía Lưu Bị khi được Lưu Biểu nhận làm quân đang không biết lấy gì để báo đáp, Lưu Bị liền tặng con ngựa Đích Lư cho Lưu Biểu.
Có người nói với Lưu Biểu rằng Đích Lư là con ngựa dũng mãnh phi thường, nhưng không thể cưỡi vì nó có quầng ở mắt như ứa lệ, trên đầu lại có những đốm trắng, ắt là con ngựa có tướng sát chủ. Lưu Biểu nghe Đích Lư là ngựa sát chủ, lại thấy Trương Vũ cưỡi Đích Lư bị giết chết càng lo nên đã tìm cớ để trả lại cho Lưu Bị.
Sau đó người hầu đem tin về "ngựa sát chủ" nói cho Lưu Bị, Lưu Bị không những không tin mà mặt khác, ông rất thích con ngựa Đích Lư. Khi nhận được tin mật báo rằng Sái Mạo (một tướng lĩnh dưới trướng của Lưu Biểu) truy sát, Lưu Bị lúc bấy giờ vội vàng tẩu thoát ra ngoài cùng với tuấn mã Đích Lư.
Tuy nhiên, khi chạy trốn, vì quá gấp gáp nên Lưu Bị và ngựa quý bị lạc đường, chạy đến suối Đàn Khê. Đáng chú ý là dòng suối rộng và sâu nên rất khó vượt qua. Đúng vào lúc này, ngựa Đích Lư bất thần tung mình nhảy một phát sang bờ suối bên kia, cứu Lưu Bị thoát nạn và khiến cho quân của Sái Mạo không thể bắt được ông.
Không hiểu sao lúc đó Đích Lư trở thành tuấn mã dũng thần như vậy, nhưng việc nó nhảy qua suối Đàn Khê cứu chủ nhân là Lưu Bị, đã lập nên kỳ tích chưa từng có và trở thành một câu chuyện huyền bí nổi tiếng trong lịch sử.
Sau này, khi xuất binh sang nước Thục, thấy ngựa của Bàng Thống đã già yếu, để bày tỏ sự trọng dụng nên Lưu Bị đã tặng lại con ngựa Đích Lư. Không ngờ Bàng Thống khi vừa cưỡi ngựa Đích Lư đã bị trúng tên qua đời do kẻ địch tưởng nhầm là Lưu Bị.
Từ đó, ngựa Đích Lư cũng không rõ lưu lạc về đâu. Nhiều người cho rằng Bàng Thống chết là do ngựa Đích Lư sát chủ, nhưng tại sao nó không hề làm hại Lưu Bị mà con cứu mạng nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Tam Quốc?