Cây đại thụ khổng lồ này còn được biết đến với tên gọi " Great Grandfather" (Ông cố). Thân cây có đường kính 4m và cao khoảng 28m.Theo Antonio Lara, nhà nghiên cứu tại Đại học Austral và trung tâm khoa học khí hậu Chile, với niên đại hơn 5.000 năm, cây đại thụ này sắp thay thế Methuselah, cây thông bristlecone 4.850 năm tuổi ở California, Mỹ, qua đó chính thức được công nhận là cây đại thụ cổ xưa nhất hành tinh.Great Grandfather nằm ở rìa hẻm núi trong khu rừng ở vùng Los Rios, cách thủ đô Santiago 800 km về phía nam. Đó là cây Fitzroya cupressoides, một loài cây bách đặc hữu ở phía nam châu lục.Jonathan Barichivich, nhà khoa học nằm trong nhóm nghiên cứu, cho biết cây đại thụ được ông nội của anh, kiểm lâm viên ở Công viên Quốc gia Alerce Costero, Chile phát hiện vào năm 1972.Vào năm 2020, Lara, Barichivich cùng với nhóm nghiên cứu của họ đã trích xuất một mẫu vật từ "Ông cố" nhưng do thân cây quá dày nên họ không thể đến được phần lõi. Họ ước tính rằng mẫu của họ là 2.400 năm tuổi.Sử dụng mô hình dự đoán để tính toán độ tuổi đầy đủ của cây, Barichivich cho biết, khả năng cây trên 5.000 năm tuổi là 80%. Ông hy vọng có thể sớm công bố kết quả nghiên cứu.Nghiên cứu này thu hút nhiều sự chú ý trong cộng đồng khoa học bởi dendrochronology, phương pháp xác định niên đại vòng cây kém chính xác hơn với cây lớn tuổi bởi nhiều cây có phần lõi mục ruỗng.Có rất ít cây vài nghìn năm tuổi còn tồn tại trên hành tinh. Những cây cổ đại có hệ gene và lịch sử đặc biệt bởi chúng là biểu tượng của sự thích nghi bền bỉ, theo Carmen Gloria Rodriguez, trợ lý nghiên cứu ở phòng thí nghiệm tính tuổi cây ở Đại học Áo.Great Grandfather cũng được xem như viên nang thời gian có thể hé lộ quá khứ 5000 năm về trước.Trong những năm gần đây, du khách đi bộ một giờ qua khu rừng để chụp ảnh bên cạnh cái cây. Do độ nổi tiếng ngày càng tăng của nó, cơ quan lâm nghiệp đã tăng số lượng cán bộ kiểm lâm và hạn chế người tiếp cận để bảo vệ Great Grandfather.Mời quý độc giả xem video: Hà Nội: Phố Phan Đình Phùng đẹp mơ màng mùa cây thay lá. Nguồn: Kienthucnet.
Cây đại thụ khổng lồ này còn được biết đến với tên gọi " Great Grandfather" (Ông cố). Thân cây có đường kính 4m và cao khoảng 28m.
Theo Antonio Lara, nhà nghiên cứu tại Đại học Austral và trung tâm khoa học khí hậu Chile, với niên đại hơn 5.000 năm, cây đại thụ này sắp thay thế Methuselah, cây thông bristlecone 4.850 năm tuổi ở California, Mỹ, qua đó chính thức được công nhận là cây đại thụ cổ xưa nhất hành tinh.
Great Grandfather nằm ở rìa hẻm núi trong khu rừng ở vùng Los Rios, cách thủ đô Santiago 800 km về phía nam. Đó là cây Fitzroya cupressoides, một loài cây bách đặc hữu ở phía nam châu lục.
Jonathan Barichivich, nhà khoa học nằm trong nhóm nghiên cứu, cho biết cây đại thụ được ông nội của anh, kiểm lâm viên ở Công viên Quốc gia Alerce Costero, Chile phát hiện vào năm 1972.
Vào năm 2020, Lara, Barichivich cùng với nhóm nghiên cứu của họ đã trích xuất một mẫu vật từ "Ông cố" nhưng do thân cây quá dày nên họ không thể đến được phần lõi. Họ ước tính rằng mẫu của họ là 2.400 năm tuổi.
Sử dụng mô hình dự đoán để tính toán độ tuổi đầy đủ của cây, Barichivich cho biết, khả năng cây trên 5.000 năm tuổi là 80%. Ông hy vọng có thể sớm công bố kết quả nghiên cứu.
Nghiên cứu này thu hút nhiều sự chú ý trong cộng đồng khoa học bởi dendrochronology, phương pháp xác định niên đại vòng cây kém chính xác hơn với cây lớn tuổi bởi nhiều cây có phần lõi mục ruỗng.
Có rất ít cây vài nghìn năm tuổi còn tồn tại trên hành tinh. Những cây cổ đại có hệ gene và lịch sử đặc biệt bởi chúng là biểu tượng của sự thích nghi bền bỉ, theo Carmen Gloria Rodriguez, trợ lý nghiên cứu ở phòng thí nghiệm tính tuổi cây ở Đại học Áo.
Great Grandfather cũng được xem như viên nang thời gian có thể hé lộ quá khứ 5000 năm về trước.
Trong những năm gần đây, du khách đi bộ một giờ qua khu rừng để chụp ảnh bên cạnh cái cây. Do độ nổi tiếng ngày càng tăng của nó, cơ quan lâm nghiệp đã tăng số lượng cán bộ kiểm lâm và hạn chế người tiếp cận để bảo vệ Great Grandfather.
Mời quý độc giả xem video: Hà Nội: Phố Phan Đình Phùng đẹp mơ màng mùa cây thay lá. Nguồn: Kienthucnet.