Đây là hóa thạch lá cây bời lời (Litsea lamarck) sống tại thế Miocen – kỷ Neogen (cách đây 23 – 5.3 triệu năm), được tìm thấy tại TP Yên Bái, hiện vật của Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội. Loài cây này được nhận dạng nhờ phiến lá dạng bầu dục kéo dài, đầu và đáy nhọn, mép lá nguyên.Chi Bời lời có khoảng 200 loài, phân bố chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của Châu Á, trong đó ở Việt Nam ghi nhận 45 loài phân bố rộng khắp cả ở miền Bắc và miền Nam. Hóa thạch bời lời được tìm thấy trong các trầm tích tuổi Miocen ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam.Đây là hóa thạch lá một loài cây họ Liễu (Salicaceae), chi Salix, sống tại thế Miocen – kỷ Neogen được tìm thấy tại TP Yên Bái. Hình thái của lá cây hóa thạch này không khác nhiều các loài Liễu hiện đại.Chi Salix là một chi lớn của họ Liễu, gồm 520 loài còn tồn tại. Các loài của chi này phần lớn phân bố ở các vùng ôn đới lạnh của Bắc bán cầu, một số ở Nam bán cầu. Trong đó, có 5 loài được ghi nhận ở Việt Nam.Đây là hóa thạch quả cây sống rắn (chi Albizia) sống tại thế thế Miocen – kỷ Neogen, được tìm thấy tại TP Yên Bái. Cây sống rắn là loài thực vật có hoa trong họ Đậu, có đặc điểm là cây gỗ, cỡ nhỡ mọc đứng hoặc mọc leo.Ở Việt Nam có 17 loài sống rắn phân bố rộng khắp từ miền Bắc đến miền Nam. Hóa thạch để lại của loài cây này chủ yếu ở dạng quả, nhận biết nhờ hình dáng dẹt, thuôn dài và thẳng.Đây là hóa thạch một loài cây thuộc ngành Dương xỉ (Lepisorus, Drynaria) sống tại thế Eocen thuộc kỷ Paleogen (cách đây 23 – 5.3 triệu năm), được tìm thấy tại TP Yên Bái. Cấu trúc giống như những cái lỗ trên lá là dấu tích của các túi bào tử.Tại những vùng khí hậu ẩm ướt và các khu rừng mưa ở khắp Việt Nam, những loài dương xỉ giống như thế này không ngừng che phủ mặt đất và tạo ra những thế hệ mới mang những đặc điểm nguyên bản của giống nòi cách đây hơn 23 triệu năm.Đây lá hóa thạch lá cây móng bò còn gọi là hoa ban (chi Bauhinia) sống tại thế Eocen thuộc kỷ Paleogen, được tìm thấy tại TP Yên Bái. Các loài cây trong chi Bauhinia đặc trưng bởi hình dạng lá được chia ra thành hai thùy, nhìn giống móng lạc đà hoặc móng bò.Nằm trong họ Đậu, chi Bauhinia có trên 300 loài, phân bố rộng khắp trên toàn thế giới ở các miền nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam hiện nay có hơn 40 loài khác nhau. Đây là loài cây tạo cảnh quan và bóng mát cho các khu đô thị và công viên ở nước ta.
Đây là hóa thạch lá cây bời lời (Litsea lamarck) sống tại thế Miocen – kỷ Neogen (cách đây 23 – 5.3 triệu năm), được tìm thấy tại TP Yên Bái, hiện vật của Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội. Loài cây này được nhận dạng nhờ phiến lá dạng bầu dục kéo dài, đầu và đáy nhọn, mép lá nguyên.
Chi Bời lời có khoảng 200 loài, phân bố chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của Châu Á, trong đó ở Việt Nam ghi nhận 45 loài phân bố rộng khắp cả ở miền Bắc và miền Nam. Hóa thạch bời lời được tìm thấy trong các trầm tích tuổi Miocen ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam.
Đây là hóa thạch lá một loài cây họ Liễu (Salicaceae), chi Salix, sống tại thế Miocen – kỷ Neogen được tìm thấy tại TP Yên Bái. Hình thái của lá cây hóa thạch này không khác nhiều các loài Liễu hiện đại.
Chi Salix là một chi lớn của họ Liễu, gồm 520 loài còn tồn tại. Các loài của chi này phần lớn phân bố ở các vùng ôn đới lạnh của Bắc bán cầu, một số ở Nam bán cầu. Trong đó, có 5 loài được ghi nhận ở Việt Nam.
Đây là hóa thạch quả cây sống rắn (chi Albizia) sống tại thế thế Miocen – kỷ Neogen, được tìm thấy tại TP Yên Bái. Cây sống rắn là loài thực vật có hoa trong họ Đậu, có đặc điểm là cây gỗ, cỡ nhỡ mọc đứng hoặc mọc leo.
Ở Việt Nam có 17 loài sống rắn phân bố rộng khắp từ miền Bắc đến miền Nam. Hóa thạch để lại của loài cây này chủ yếu ở dạng quả, nhận biết nhờ hình dáng dẹt, thuôn dài và thẳng.
Đây là hóa thạch một loài cây thuộc ngành Dương xỉ (Lepisorus, Drynaria) sống tại thế Eocen thuộc kỷ Paleogen (cách đây 23 – 5.3 triệu năm), được tìm thấy tại TP Yên Bái. Cấu trúc giống như những cái lỗ trên lá là dấu tích của các túi bào tử.
Tại những vùng khí hậu ẩm ướt và các khu rừng mưa ở khắp Việt Nam, những loài dương xỉ giống như thế này không ngừng che phủ mặt đất và tạo ra những thế hệ mới mang những đặc điểm nguyên bản của giống nòi cách đây hơn 23 triệu năm.
Đây lá hóa thạch lá cây móng bò còn gọi là hoa ban (chi Bauhinia) sống tại thế Eocen thuộc kỷ Paleogen, được tìm thấy tại TP Yên Bái. Các loài cây trong chi Bauhinia đặc trưng bởi hình dạng lá được chia ra thành hai thùy, nhìn giống móng lạc đà hoặc móng bò.
Nằm trong họ Đậu, chi Bauhinia có trên 300 loài, phân bố rộng khắp trên toàn thế giới ở các miền nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam hiện nay có hơn 40 loài khác nhau. Đây là loài cây tạo cảnh quan và bóng mát cho các khu đô thị và công viên ở nước ta.