Trong số các loài hươu nai hoang dã sinh sống ở Việt Nam, hươu xạ lùn (Moschus berezovskii), thường gọi là hươu xạ, có thể được coi là loài kỳ lạ nhất. Ảnh: Museum.ioz.ac.cn.Những cá thể trưởng thành của loài hươu này có chiều dài thân 50-75 cm, trọng lượng không quá 17 kg, lông dày màu nâu. Chúng có chân sau dài hơn chân trước nên khi đứng phần thân sau cao, trước thấp, lưng gù. Ảnh: Tim Melling's Flickr.Hươu xạ đực không có gạc như các loài hươu lớn hơn, nhưng lại có cặp răng nanh dài và nhọn. Khi tranh giành bạn tình, chúng sử dụng nanh làm vũ khí chiến đấu. Ảnh: iNaturalist.Con đực còn có tuyến xạ nằm khoảng giữa rốn và cơ quan sinh dục, dùng để thu hút bạn tình hoặc đánh dấu lãnh thổ. Xạ hương thu từ tuyến xạ của hươu xạ có giá trị rất cao, được dùng làm dược phẩm và nguyên liệu sản xuất nước hoa. Ảnh: iNaturalist.Tại Việt Nam, hươu xạ được ghi nhận ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn. Loài vật này chỉ sống ở vùng núi đá vôi có độ cao 400-1.000 mét, nơi có độ dốc lớn và hiểm trở. Chúng thích rừng thưa, có tầng cỏ quyết phát triển hơn là rừng già. Ảnh: Tim Melling's Flickr.Hươu xạ hoạt động chủ yếu vào ban ngày. Thức ăn của chúng là lá, chồi, nụ, hoa… cây rừng, các loại cỏ, đôi khi ăn quả. Hươu cũng ưa các loại rau màu trồng trên nương, rẫy. Ảnh: EurekAlert!.Loài hươu nhỏ này sinh sản gần như quanh năm. Chúng ghép đôi từ tháng 3 - 12, nhiều nhất vào các tháng 6, 7, 8. Hươu cái mang thai 185 - 195 ngày, đẻ từ tháng 9, nhiều nhất vào tháng 12 đến tháng 2, mỗi năm đẻ 1 lứa/1 con. Ảnh: CGTN.Hươu xạ ở Việt Nam có vùng phân bố hẹp, số lượng ít lại bị săn bắt liên tục, trong những thập niên gần đây số lượng đã giảm mạnh, ở nhiều địa phương hươu đã tuyệt chủng. Ảnh: Leonardo DiCaprio.Trên thế giới, hươu xạ lùn sinh sống ở Ấn Độ, Nepal, Myanmar, Mông Cổ, Trung Quốc, Nga (Sakhalin), Triều Tiên. Trong Sách Đỏ IUCN, chúng được xếp vào danh sách các loài thuộc diện Nguy cấp. Ảnh: Wikipedia.Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.
Trong số các loài hươu nai hoang dã sinh sống ở Việt Nam, hươu xạ lùn (Moschus berezovskii), thường gọi là hươu xạ, có thể được coi là loài kỳ lạ nhất. Ảnh: Museum.ioz.ac.cn.
Những cá thể trưởng thành của loài hươu này có chiều dài thân 50-75 cm, trọng lượng không quá 17 kg, lông dày màu nâu. Chúng có chân sau dài hơn chân trước nên khi đứng phần thân sau cao, trước thấp, lưng gù. Ảnh: Tim Melling's Flickr.
Hươu xạ đực không có gạc như các loài hươu lớn hơn, nhưng lại có cặp răng nanh dài và nhọn. Khi tranh giành bạn tình, chúng sử dụng nanh làm vũ khí chiến đấu. Ảnh: iNaturalist.
Con đực còn có tuyến xạ nằm khoảng giữa rốn và cơ quan sinh dục, dùng để thu hút bạn tình hoặc đánh dấu lãnh thổ. Xạ hương thu từ tuyến xạ của hươu xạ có giá trị rất cao, được dùng làm dược phẩm và nguyên liệu sản xuất nước hoa. Ảnh: iNaturalist.
Tại Việt Nam, hươu xạ được ghi nhận ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn. Loài vật này chỉ sống ở vùng núi đá vôi có độ cao 400-1.000 mét, nơi có độ dốc lớn và hiểm trở. Chúng thích rừng thưa, có tầng cỏ quyết phát triển hơn là rừng già. Ảnh: Tim Melling's Flickr.
Hươu xạ hoạt động chủ yếu vào ban ngày. Thức ăn của chúng là lá, chồi, nụ, hoa… cây rừng, các loại cỏ, đôi khi ăn quả. Hươu cũng ưa các loại rau màu trồng trên nương, rẫy. Ảnh: EurekAlert!.
Loài hươu nhỏ này sinh sản gần như quanh năm. Chúng ghép đôi từ tháng 3 - 12, nhiều nhất vào các tháng 6, 7, 8. Hươu cái mang thai 185 - 195 ngày, đẻ từ tháng 9, nhiều nhất vào tháng 12 đến tháng 2, mỗi năm đẻ 1 lứa/1 con. Ảnh: CGTN.
Hươu xạ ở Việt Nam có vùng phân bố hẹp, số lượng ít lại bị săn bắt liên tục, trong những thập niên gần đây số lượng đã giảm mạnh, ở nhiều địa phương hươu đã tuyệt chủng. Ảnh: Leonardo DiCaprio.
Trên thế giới, hươu xạ lùn sinh sống ở Ấn Độ, Nepal, Myanmar, Mông Cổ, Trung Quốc, Nga (Sakhalin), Triều Tiên. Trong Sách Đỏ IUCN, chúng được xếp vào danh sách các loài thuộc diện Nguy cấp. Ảnh: Wikipedia.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.