Một mẫu hóa thạch cúc đá trong bộ sưu tập cúc đá của Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội. Cúc đá (Ammonite) là tên gọi chung của nhóm động vật biển không xương sống xuất hiện trong kỷ Devon (khoảng 420 triệu năm trước) và tuyệt chủng cuối kỷ Creta (khoảng 66 triệu năm trước).Cái tên Ammonite của những sinh vật này có từ 2 thiên niên kỷ trước, khi người Hy Lạp cổ gọi chúng là Ammonis Cornua – nghĩa là sừng của Ammon. Ammon là tên của vị thần Ai Cập cổ đại có sừng uốn cong như sừng cừu núi.Trên phương diện phân loại học, cúc đá thuộc lớp chân đầu (Cephalopoda), có quan hệ gần gũi với các dạng còn sống như mực, bạch tuộc, đặc biệt là ốc anh vũ – đại diện duy nhất của động vật chân đầu có vỏ ngoài còn tồn tại đến ngày nay.Với những tay râu (xúc tu) đặc biệt phân bố ở gần đầu giống như mực, bạch tuộc, chúng di chuyển theo kiểu thủy phản lực, phụt ra phía trước một lượng nước qua phễu.Cúc đá có 3 kiểu vỏ, tương ứng với 3 kiểu sống khác nhau: Kiểu vỏ cuộn khít (sống trôi nổi, lang thang), kiểu vỏ cuộn nửa ôm – cầu (trôi nổi, dịch chuyển lên xuống) và kiểu vỏ cuộn nửa ôm – dẹt (bơi lội tự do).Do thói quen bơi lội tự do hoặc trôi nổi trên bề mặt biển nên khi chết đi, cúc đá sẽ rơi xuống đáy biển và dần bị chôn vùi trong lớp trầm tích tích tụ.Chúng từng là một trong những nhóm động vật săn mồi dưới biển thành công nhất trong lịch sử sinh giới. Điều này lý giải vì sao cúc đá là một trong những dạng hóa thạch động vật phổ biến nhất.Trong suốt lịch sử tồn tại lâu dài của mình, các loài cúc đá đã sống sót sau nhiều cuộc tuyệt chủng hàng loạt trước khi chính thức chịu chung số phận với các loài khủng long. Dù vậy, hình ảnh của chúng vẫn được lưu giữ đến ngày nay qua các hóa thạch.Trong ngành địa chất học, hóa thạch cúc đá có ý nghĩa to lớn trong việc xác định tuổi tương đối của những tầng đá chứa chúng. Đây cũng là hóa thạch chỉ mục, giúp xác định niên đại của các hóa thạch khác tìm thấy trong cùng lớp đá.Cho đến nay, các nhà khoa học đã xác định được hơn 10.000 loài cúc đá từ các hóa thạch được tìm thấy gần như khắp nơi trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam...
Một mẫu hóa thạch cúc đá trong bộ sưu tập cúc đá của Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội. Cúc đá (Ammonite) là tên gọi chung của nhóm động vật biển không xương sống xuất hiện trong kỷ Devon (khoảng 420 triệu năm trước) và tuyệt chủng cuối kỷ Creta (khoảng 66 triệu năm trước).
Cái tên Ammonite của những sinh vật này có từ 2 thiên niên kỷ trước, khi người Hy Lạp cổ gọi chúng là Ammonis Cornua – nghĩa là sừng của Ammon. Ammon là tên của vị thần Ai Cập cổ đại có sừng uốn cong như sừng cừu núi.
Trên phương diện phân loại học, cúc đá thuộc lớp chân đầu (Cephalopoda), có quan hệ gần gũi với các dạng còn sống như mực, bạch tuộc, đặc biệt là ốc anh vũ – đại diện duy nhất của động vật chân đầu có vỏ ngoài còn tồn tại đến ngày nay.
Với những tay râu (xúc tu) đặc biệt phân bố ở gần đầu giống như mực, bạch tuộc, chúng di chuyển theo kiểu thủy phản lực, phụt ra phía trước một lượng nước qua phễu.
Cúc đá có 3 kiểu vỏ, tương ứng với 3 kiểu sống khác nhau: Kiểu vỏ cuộn khít (sống trôi nổi, lang thang), kiểu vỏ cuộn nửa ôm – cầu (trôi nổi, dịch chuyển lên xuống) và kiểu vỏ cuộn nửa ôm – dẹt (bơi lội tự do).
Do thói quen bơi lội tự do hoặc trôi nổi trên bề mặt biển nên khi chết đi, cúc đá sẽ rơi xuống đáy biển và dần bị chôn vùi trong lớp trầm tích tích tụ.
Chúng từng là một trong những nhóm động vật săn mồi dưới biển thành công nhất trong lịch sử sinh giới. Điều này lý giải vì sao cúc đá là một trong những dạng hóa thạch động vật phổ biến nhất.
Trong suốt lịch sử tồn tại lâu dài của mình, các loài cúc đá đã sống sót sau nhiều cuộc tuyệt chủng hàng loạt trước khi chính thức chịu chung số phận với các loài khủng long. Dù vậy, hình ảnh của chúng vẫn được lưu giữ đến ngày nay qua các hóa thạch.
Trong ngành địa chất học, hóa thạch cúc đá có ý nghĩa to lớn trong việc xác định tuổi tương đối của những tầng đá chứa chúng. Đây cũng là hóa thạch chỉ mục, giúp xác định niên đại của các hóa thạch khác tìm thấy trong cùng lớp đá.
Cho đến nay, các nhà khoa học đã xác định được hơn 10.000 loài cúc đá từ các hóa thạch được tìm thấy gần như khắp nơi trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam...