Vượn tay đen (Hylobates agilis) dài 45-64, sống ở Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Mặc dù có màu lông đa dạng (xám, nâu, đen), tất cả vượn tay đen đều có lông mày trắng. Riêng con đực của loài vượn này còn có má trắng.Vượn bạc (Hylobates moloch) dài 45-64 cm, là loài linh trưởng đặc hữu phía Tây Java, Indonesia. Cả hai giới của loài vượn này đều có màu xám bạc, đỉnh đầu màu sẫm hơn.Vượn Borneo Muller (Hylobates muelleri) dài 44-64 cm, sống trên đảo Borneo. Các cặp đôi đơn giao của loài vượn này dành trung bình 15 phút mỗi ngày để đối đáp nhau bằng tiếng hót.Vượn Pile (Hylobates pileatus) dài 44-64, phân bố ở Thái Lan, Campuchia và Lào. Các con cái của loài này có màu xám bạc, đỉnh đầu và ngực màu đen. Con đực đen từ đầu đến chân.Vượn tay trắng (Hylobates lar) dài 42-59 cm, sống trong các khu rừng ở Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Lào và đảo Sumatra. Loài vượn này có màu lông đa dạng (vàng, nâu, xám, đen), mặt đen có viền lông trắng bao quanh.Vượn mày trắng (Bunopithecus hoolock) dài 45-64 cm, phân bố ở Trung Quốc, Đông Bắc Ấn Độ và Tây Bắc Myanmar. Các con đực của loài vượn này có màu đen, còn con cái lại có màu nâu vàng nhạt và hai má nâu sẫm.Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) dài 45-64 cm, phân bố ở phía Bắc Đông Nam Á, gồm Việt Nam. Con non của loài này có màu kem, khi lớn lên con đực chuyển thành màu đen với hai má trắng, con cái màu nâu vàng với búi lông đen trên đỉnh đầu.Vượn đen má vàng (Nomascus gabriellae) dài 45-64 cm, phân bố ở Campuchia, Lào và Việt Nam. Loài vượn sống ở phía Nam này có ngoại hình khá giống với họ hàng gần là vượn đen má trắng.Vượn mực (Symphalangus syndactylus) dài 71-90 cm, được ghi nhận ở bán đảo Mã Lai và đảo Sumatra, Indonesia. Đây là loài lớn nhất họ vượn. Cả hai giới của loài này có túi lớn ở cổ, sẽ phồng lên khi chúng phát ra tiếng hú vang.Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.
Vượn tay đen (Hylobates agilis) dài 45-64, sống ở Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Mặc dù có màu lông đa dạng (xám, nâu, đen), tất cả vượn tay đen đều có lông mày trắng. Riêng con đực của loài vượn này còn có má trắng.
Vượn bạc (Hylobates moloch) dài 45-64 cm, là loài linh trưởng đặc hữu phía Tây Java, Indonesia. Cả hai giới của loài vượn này đều có màu xám bạc, đỉnh đầu màu sẫm hơn.
Vượn Borneo Muller (Hylobates muelleri) dài 44-64 cm, sống trên đảo Borneo. Các cặp đôi đơn giao của loài vượn này dành trung bình 15 phút mỗi ngày để đối đáp nhau bằng tiếng hót.
Vượn Pile (Hylobates pileatus) dài 44-64, phân bố ở Thái Lan, Campuchia và Lào. Các con cái của loài này có màu xám bạc, đỉnh đầu và ngực màu đen. Con đực đen từ đầu đến chân.
Vượn tay trắng (Hylobates lar) dài 42-59 cm, sống trong các khu rừng ở Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Lào và đảo Sumatra. Loài vượn này có màu lông đa dạng (vàng, nâu, xám, đen), mặt đen có viền lông trắng bao quanh.
Vượn mày trắng (Bunopithecus hoolock) dài 45-64 cm, phân bố ở Trung Quốc, Đông Bắc Ấn Độ và Tây Bắc Myanmar. Các con đực của loài vượn này có màu đen, còn con cái lại có màu nâu vàng nhạt và hai má nâu sẫm.
Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) dài 45-64 cm, phân bố ở phía Bắc Đông Nam Á, gồm Việt Nam. Con non của loài này có màu kem, khi lớn lên con đực chuyển thành màu đen với hai má trắng, con cái màu nâu vàng với búi lông đen trên đỉnh đầu.
Vượn đen má vàng (Nomascus gabriellae) dài 45-64 cm, phân bố ở Campuchia, Lào và Việt Nam. Loài vượn sống ở phía Nam này có ngoại hình khá giống với họ hàng gần là vượn đen má trắng.
Vượn mực (Symphalangus syndactylus) dài 71-90 cm, được ghi nhận ở bán đảo Mã Lai và đảo Sumatra, Indonesia. Đây là loài lớn nhất họ vượn. Cả hai giới của loài này có túi lớn ở cổ, sẽ phồng lên khi chúng phát ra tiếng hú vang.
Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.