Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) quay ở độ cao 420 km phía trên Trái Đất. Trong hơn 20 năm qua, ISS đã tiếp đón hơn 200 phi hành gia từ 19 quốc gia trên thế giới. Các chuyên gia lên ISS để nghiên cứu khoa học trong điều kiện không trọng lực và thử nghiệm công nghệ cho các chuyến hành trình lên Mặt Trăng và Sao Hỏa trong tương lai.Theo ước tính, ISS trị giá hơn 100 tỉ USD. Hiện trạm vũ trụ quốc tế do Nga, Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Canada cùng vận hành.Gần đây, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo kế hoạch về việc Trạm vũ trụ quốc tế sẽ được vận hành đến năm 2030 trước khi cho đâm xuống khu vực không người ở Point Nemo, phía Nam Thái Bình Dương. NASA ước tính quá trình hồi quyển sẽ diễn ra vào tháng 1/2031.NASA cho biết các trạm không gian vận hành thương mại sẽ thay thế trạm ISS, cung cấp nền tảng để cộng tác và nghiên cứu khoa học.Stijn Lemmens, nhà phân tích mảnh vỡ không gian của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, cho hay đánh chìm tàu vũ trụ xuống đại dương có vẻ như là một bước đi cực đoan. Thế nhưng, việc để tàu vũ trụ vận hành vĩnh viễn trong không gian cũng “không phải là một giải pháp”.Được đặt theo tên nhân vật thuyền trưởng tàu ngầm trong tiểu thuyết "Hai vạn dặm dưới đáy biển" của Jules Verne, Point Nemo là điểm xa đất liền nhất ở Thái Bình Dương. Nơi đây được ví như "ngôi mộ nước" của nhiều tàu vũ trụ.Point Nemo cách vùng ven biển phía đông New Zealand hơn 4.800 km và cách Nam Cực 3.200 km về phía bắc. Ước tính, Mỹ, Nga, Nhật Bản và một số nước châu Âu đã cho hơn 263 mảnh rác vũ trụ rơi xuống Point Nemo kể từ năm 1971 đến nay.Theo nghiên cứu của các chuyên gia, rác vũ trụ ít ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong khu vực. Nguyên do là bởi dòng hải lưu yếu trong khu vực Point Nemo và khoảng cách xa đất liền đã hạn chế sự phát triển của các sinh vật biển ở nơi đây.Thêm nữa, tia UV cực mạnh trong khu vực càng khiến nơi đây trở thành nơi khó sống cho bất cứ loài sinh vật nào.Mời độc giả xem video: NASA đón khách du lịch lên trạm vũ trụ quốc tế ISS. Nguồn: THĐT1.
Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) quay ở độ cao 420 km phía trên Trái Đất. Trong hơn 20 năm qua, ISS đã tiếp đón hơn 200 phi hành gia từ 19 quốc gia trên thế giới. Các chuyên gia lên ISS để nghiên cứu khoa học trong điều kiện không trọng lực và thử nghiệm công nghệ cho các chuyến hành trình lên Mặt Trăng và Sao Hỏa trong tương lai.
Theo ước tính, ISS trị giá hơn 100 tỉ USD. Hiện trạm vũ trụ quốc tế do Nga, Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Canada cùng vận hành.
Gần đây, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo kế hoạch về việc Trạm vũ trụ quốc tế sẽ được vận hành đến năm 2030 trước khi cho đâm xuống khu vực không người ở Point Nemo, phía Nam Thái Bình Dương. NASA ước tính quá trình hồi quyển sẽ diễn ra vào tháng 1/2031.
NASA cho biết các trạm không gian vận hành thương mại sẽ thay thế trạm ISS, cung cấp nền tảng để cộng tác và nghiên cứu khoa học.
Stijn Lemmens, nhà phân tích mảnh vỡ không gian của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, cho hay đánh chìm tàu vũ trụ xuống đại dương có vẻ như là một bước đi cực đoan. Thế nhưng, việc để tàu vũ trụ vận hành vĩnh viễn trong không gian cũng “không phải là một giải pháp”.
Được đặt theo tên nhân vật thuyền trưởng tàu ngầm trong tiểu thuyết "Hai vạn dặm dưới đáy biển" của Jules Verne, Point Nemo là điểm xa đất liền nhất ở Thái Bình Dương. Nơi đây được ví như "ngôi mộ nước" của nhiều tàu vũ trụ.
Point Nemo cách vùng ven biển phía đông New Zealand hơn 4.800 km và cách Nam Cực 3.200 km về phía bắc. Ước tính, Mỹ, Nga, Nhật Bản và một số nước châu Âu đã cho hơn 263 mảnh rác vũ trụ rơi xuống Point Nemo kể từ năm 1971 đến nay.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, rác vũ trụ ít ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong khu vực. Nguyên do là bởi dòng hải lưu yếu trong khu vực Point Nemo và khoảng cách xa đất liền đã hạn chế sự phát triển của các sinh vật biển ở nơi đây.
Thêm nữa, tia UV cực mạnh trong khu vực càng khiến nơi đây trở thành nơi khó sống cho bất cứ loài sinh vật nào.
Mời độc giả xem video: NASA đón khách du lịch lên trạm vũ trụ quốc tế ISS. Nguồn: THĐT1.