Được xem như "biểu tượng của sự may mắn", con tỳ linh này thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là các golf thủ. Đa số dân mạng cho rằng hình dáng của con tỳ linh trắng giống như siêu thần thú trong truyền thuyết, tạo ra một cảm giác ma thuật và may mắn.Câu chuyện về con tỳ linh trắng này đã lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông Nhật Bản và thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận. Một số người đã chia sẻ rằng họ đã từng gặp tỳ linh trắng này khi nó còn bé, và đều kinh ngạc khi thấy nó vẫn giữ màu lông trắng sau khi lớn lên.Ông Yuta Kuribayashi, giám đốc Bảo tàng núi Omachi, cũng đã đưa ra lời khuyên rằng mọi người không nên tiếp cận quá gần tỳ linh trắng hoặc bất kỳ loài linh dương nào khác, vì chúng có thể tấn công khi bị kích động.Tỳ linh Nhật Bản là một loài động vật có hình dạng nửa giống dê nửa giống linh dương, thuộc lớp thú guốc chẵn. Địa bàn sống phân bố ở các khu rừng thưa tại Nhật Bản, chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung đảo Honshu. Loài động vật này là biểu tượng quốc gia Nhật Bản và được bảo vệ tại nhiều khu bảo tồn.Tỳ linh Nhật Bản trưởng thành khi đứng cao khoảng 81 cm và cân nặng 30- 45 kg. Lông có màu đen pha chút trắng, màu lông sáng rõ vào mùa hè. Bộ lông mao rất rậm rạp, đặc biệt là chiếc đuôi. Cả hai giới đều mọc sừng ngắn, cong ngược và rất khó phân biệt bằng mắt thường. Tỳ linh Nhật Bản sinh sống trên rừng núi rậm rạp, chúng ăn lá, chồi và quả sồi.Vào giữa thế kỷ 20, tỳ linh Nhật Bản bị săn bắt đến gần tuyệt chủng. Năm 1955, chính phủ Nhật Bản thông qua một đạo luật chỉ định loài này là một "báu vật đặc biệt quốc gia" nhằm bảo vệ loài khỏi nạn săn trộm.Quần thể loài tỳ linh phát triển số lượng lên từ đó, Sách đỏ IUCN về động vật bị đe dọa xếp chúng là "loài ít quan tâm". Do có báo cáo và khiếu nại từ kiểm lâm và nông dân vào năm 1979 nên các luật cũ năm 1955 bị bãi bỏ.Kể từ đó, tỳ linh được bảo tồn tại 13 khu bảo tồn thuộc 23 tỉnh của Nhật Bản. Giới bảo tồn gọi chúng là "báu vật sống của quốc gia trong rừng xanh".Mời quý độc giả xem thêm video: Tận mục 8 động vật vô giá của nhân loại, Việt Nam góp mặt 1 loài.
Được xem như "biểu tượng của sự may mắn", con tỳ linh này thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là các golf thủ. Đa số dân mạng cho rằng hình dáng của con tỳ linh trắng giống như siêu thần thú trong truyền thuyết, tạo ra một cảm giác ma thuật và may mắn.
Câu chuyện về con tỳ linh trắng này đã lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông Nhật Bản và thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận. Một số người đã chia sẻ rằng họ đã từng gặp tỳ linh trắng này khi nó còn bé, và đều kinh ngạc khi thấy nó vẫn giữ màu lông trắng sau khi lớn lên.
Ông Yuta Kuribayashi, giám đốc Bảo tàng núi Omachi, cũng đã đưa ra lời khuyên rằng mọi người không nên tiếp cận quá gần tỳ linh trắng hoặc bất kỳ loài linh dương nào khác, vì chúng có thể tấn công khi bị kích động.
Tỳ linh Nhật Bản là một loài động vật có hình dạng nửa giống dê nửa giống linh dương, thuộc lớp thú guốc chẵn. Địa bàn sống phân bố ở các khu rừng thưa tại Nhật Bản, chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung đảo Honshu. Loài động vật này là biểu tượng quốc gia Nhật Bản và được bảo vệ tại nhiều khu bảo tồn.
Tỳ linh Nhật Bản trưởng thành khi đứng cao khoảng 81 cm và cân nặng 30- 45 kg. Lông có màu đen pha chút trắng, màu lông sáng rõ vào mùa hè. Bộ lông mao rất rậm rạp, đặc biệt là chiếc đuôi. Cả hai giới đều mọc sừng ngắn, cong ngược và rất khó phân biệt bằng mắt thường. Tỳ linh Nhật Bản sinh sống trên rừng núi rậm rạp, chúng ăn lá, chồi và quả sồi.
Vào giữa thế kỷ 20, tỳ linh Nhật Bản bị săn bắt đến gần tuyệt chủng. Năm 1955, chính phủ Nhật Bản thông qua một đạo luật chỉ định loài này là một "báu vật đặc biệt quốc gia" nhằm bảo vệ loài khỏi nạn săn trộm.
Quần thể loài tỳ linh phát triển số lượng lên từ đó, Sách đỏ IUCN về động vật bị đe dọa xếp chúng là "loài ít quan tâm". Do có báo cáo và khiếu nại từ kiểm lâm và nông dân vào năm 1979 nên các luật cũ năm 1955 bị bãi bỏ.
Kể từ đó, tỳ linh được bảo tồn tại 13 khu bảo tồn thuộc 23 tỉnh của Nhật Bản. Giới bảo tồn gọi chúng là "báu vật sống của quốc gia trong rừng xanh".
Mời quý độc giả xem thêm video: Tận mục 8 động vật vô giá của nhân loại, Việt Nam góp mặt 1 loài.