Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi chuyên gia thiên thạch Luke Daly từ Đại học Glasgow mới đây đã công bố, một số thiên thạch ở Trái đất có nguồn gốc từ vụ một phun trào của siêu núi lửa ngoài hành tinh.Cụ thể, khoảng 1 triệu năm trước, một tiểu hành tinh đã va chạm với sao Hỏa và kích hoạt vụ phun trào ghê gớm từ siêu núi lửa Tharsis.Tharsis là một ngọn núi lửa khổng lồ cổ đại, nói đúng hơn là gồm hàng nghìn ngọn núi lửa riêng lẻ hợp thành với tổng diện tích gần gấp 3 lần diện tích nước Mỹ.Tharsis được kiến tạo trong hàng tỉ năm bằng vô số lần bơm magma, nặng đến mức khi hình thành đã làm nghiêng hành tinh tới hơn 20 độ.Những tàn tích của vụ phun trào này lại được tìm thấy trên Trái đất cho thấy đây là một siêu núi lửa mà theo tính toán của các nhà nghiên cứu, là ngọn núi lửa mạnh nhất hệ Mặt trời.Những manh mối về vụ phun trào này đến từ các thiên thạch được tìm thấy trên Trái đất, đặc biệt là một mảnh nặng tới vài kg rơi xuống Maroc năm 2011.Hầu hết thiên thạch sao Hỏa thuộc một nhóm gọi là shergottit và phần lớn chúng đều là đá núi lửa có thành phần tương tự, nhưng một số ít, được gọi là "shergottit cạn kiệt", chứa những dấu hiệu hóa học kỳ lạ.Những "shergottit cạn kiệt" thiếu các nguyên tố như neodymium và lathanum, vốn không thích liên kết với các khoáng chất trong lớp phủ của Sao Hỏa.Đá bề mặt sẽ chứa 2 nguyên tố nói trên, trong khi đá lớp phủ thì không. Như vậy shergottit cạn kiệt chính là đá lớp phủ.Chỉ có 2 cách để đá lớp phủ của một hành tinh có thể di chuyển lên bề mặt, để rồi bị bắn tung đến hành tinh khác: do kiến tạo mảng xáo trộn vật liệu sâu của lớp phủ lên trên, hoặc do một luồng phun trào dữ dội mang vật liệu từ sâu trong lòng hành tinh lên bề mặt.Sao Hỏa không có kiến tạo mảng như Trái Đất, như vậy shergottit cạn kiệt chỉ có thể được đưa lên bề mặt bởi một vụ phun trào núi lửa.Những gì còn sót lại của siêu núi lửa Tharisis hiện nay là một miệng núi lửa khổng lồ tên Tooting. NASA đang lên kế hoạch để nghiên cứu thêm về khu vực này.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi chuyên gia thiên thạch Luke Daly từ Đại học Glasgow mới đây đã công bố, một số thiên thạch ở Trái đất có nguồn gốc từ vụ một phun trào của siêu núi lửa ngoài hành tinh.
Cụ thể, khoảng 1 triệu năm trước, một tiểu hành tinh đã va chạm với sao Hỏa và kích hoạt vụ phun trào ghê gớm từ siêu núi lửa Tharsis.
Tharsis là một ngọn núi lửa khổng lồ cổ đại, nói đúng hơn là gồm hàng nghìn ngọn núi lửa riêng lẻ hợp thành với tổng diện tích gần gấp 3 lần diện tích nước Mỹ.
Tharsis được kiến tạo trong hàng tỉ năm bằng vô số lần bơm magma, nặng đến mức khi hình thành đã làm nghiêng hành tinh tới hơn 20 độ.
Những tàn tích của vụ phun trào này lại được tìm thấy trên Trái đất cho thấy đây là một siêu núi lửa mà theo tính toán của các nhà nghiên cứu, là ngọn núi lửa mạnh nhất hệ Mặt trời.
Những manh mối về vụ phun trào này đến từ các thiên thạch được tìm thấy trên Trái đất, đặc biệt là một mảnh nặng tới vài kg rơi xuống Maroc năm 2011.
Hầu hết thiên thạch sao Hỏa thuộc một nhóm gọi là shergottit và phần lớn chúng đều là đá núi lửa có thành phần tương tự, nhưng một số ít, được gọi là "shergottit cạn kiệt", chứa những dấu hiệu hóa học kỳ lạ.
Những "shergottit cạn kiệt" thiếu các nguyên tố như neodymium và lathanum, vốn không thích liên kết với các khoáng chất trong lớp phủ của Sao Hỏa.
Đá bề mặt sẽ chứa 2 nguyên tố nói trên, trong khi đá lớp phủ thì không. Như vậy shergottit cạn kiệt chính là đá lớp phủ.
Chỉ có 2 cách để đá lớp phủ của một hành tinh có thể di chuyển lên bề mặt, để rồi bị bắn tung đến hành tinh khác: do kiến tạo mảng xáo trộn vật liệu sâu của lớp phủ lên trên, hoặc do một luồng phun trào dữ dội mang vật liệu từ sâu trong lòng hành tinh lên bề mặt.
Sao Hỏa không có kiến tạo mảng như Trái Đất, như vậy shergottit cạn kiệt chỉ có thể được đưa lên bề mặt bởi một vụ phun trào núi lửa.
Những gì còn sót lại của siêu núi lửa Tharisis hiện nay là một miệng núi lửa khổng lồ tên Tooting. NASA đang lên kế hoạch để nghiên cứu thêm về khu vực này.