Wang Wei, nhà khoa học hàng đầu của Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASTC), cho hay đề xuất xây dựng hệ thống trên nhằm mục đích khám phá, khai thác và sử dụng băng nước cũng như tài nguyên khoáng sản trong Hệ Mặt trời. Theo ước tính, " siêu mỏ vàng" trong vũ trụ trị giá khoảng 12 triệu tỷ USD.Ông Wang Wei cho biết, với sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ vũ trụ, việc khai thác kinh tế tài nguyên vũ trụ có thể sớm bắt đầu từ hệ thống Trái Đất - Mặt Trăng vào không gian sâu và có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế giữa các quốc gia.Sáng kiến này được đặt theo tên bách khoa toàn thư "Tiangong Kaiwu" (tạm dịch: Khai thác thiên nhiên) của nhà khoa học triều đại nhà Minh có tên Song Yingxing được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nền kinh tế vũ trụ toàn cầu, bao gồm Trung Quốc. Thông tin này được ông Wang Wei phát biểu trong cuộc họp của Hiệp hội Du hành vũ trụ Trung Quốc tại Bắc Kinh vào ngày 19/8/2023.Trong 3 năm qua, nhà khoa học Wang Wei và các đồng nghiệp đã kiểm tra tính khả thi tổng thể và các công nghệ chủ chốt liên quan để có thể khai thác được các nguồn tài nguyên vũ trụ trong tương lai.Kế hoạch của nhóm nghiên cứu bao gồm xây dựng các cơ sở sử dụng băng nước trên Mặt Trăng cũng như trên các tiểu hành tinh gần Trái Đất; sao Hỏa; các tiểu hành tinh trong vành đai chính và các mặt trăng của sao Mộc để có thể tạo ra một hệ thống tiếp tế trong Hệ Mặt trời.Theo kế hoạch, các cơ sở như vậy có thể được đặt tại các điểm Lagrange ổn định về lực hấp dẫn 1 và 2 giữa Trái Đất và Mặt Trăng; tại các điểm giữa Mặt Trời với Trái Đất, sao Hỏa và sao Mộc.Bên cạnh các hệ thống tiếp tế, cơ sở hạ tầng như các tuyến vận chuyển tài nguyên và các trạm khai thác và chế biến ngoài Trái Đất sẽ được xây dựng để cho phép các hoạt động thương mại quy mô lớn.Để hoàn thiện hệ thống, các nhà khoa học sẽ phải sáng tạo ra các công nghệ liên quan đến khai thác và xử lý tài nguyên vũ trụ, vận chuyển bằng đường hàng không và hoàn trả tài nguyên chi phí thấp, cùng nhiều công nghệ khác trong khoảng thời gian từ năm 2035 - 2100.Trong số 1,3 triệu tiểu hành tinh trong Hệ Mặt trời, khoảng 700 tiểu hành tinh ở tương đối gần Trái Đất và có nguồn tài nguyên khoáng sản lớn. Theo ước tính, mỗi tiểu hành tinh có nguồn tài nguyên trị giá hơn 100.000 tỷ USD.Sau khi xem xét tính khả thi về mặt kỹ thuật và hiệu quả chi phí, các chuyên gia dự đoán 122 trong số 700 triệu tiểu hành tinh phù hợp về mặt kinh tế để con người khai thác và sử dụng. Nếu khai thác hiệu quả toàn bộ 122 tiểu hành tinh (với trị giá 100.000 tỷ USD mỗi tiểu hành tinh) thì tổng giá trị kinh tế do "siêu mỏ vàng" trong không gian ước tính hơn 12 triệu tỷ USD.Mời độc giả xem video: Cận cảnh tàu vũ trụ Thần Châu-15 chở 3 phi hành gia vừa hạ cánh.
Wang Wei, nhà khoa học hàng đầu của Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASTC), cho hay đề xuất xây dựng hệ thống trên nhằm mục đích khám phá, khai thác và sử dụng băng nước cũng như tài nguyên khoáng sản trong Hệ Mặt trời. Theo ước tính, " siêu mỏ vàng" trong vũ trụ trị giá khoảng 12 triệu tỷ USD.
Ông Wang Wei cho biết, với sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ vũ trụ, việc khai thác kinh tế tài nguyên vũ trụ có thể sớm bắt đầu từ hệ thống Trái Đất - Mặt Trăng vào không gian sâu và có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế giữa các quốc gia.
Sáng kiến này được đặt theo tên bách khoa toàn thư "Tiangong Kaiwu" (tạm dịch: Khai thác thiên nhiên) của nhà khoa học triều đại nhà Minh có tên Song Yingxing được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nền kinh tế vũ trụ toàn cầu, bao gồm Trung Quốc. Thông tin này được ông Wang Wei phát biểu trong cuộc họp của Hiệp hội Du hành vũ trụ Trung Quốc tại Bắc Kinh vào ngày 19/8/2023.
Trong 3 năm qua, nhà khoa học Wang Wei và các đồng nghiệp đã kiểm tra tính khả thi tổng thể và các công nghệ chủ chốt liên quan để có thể khai thác được các nguồn tài nguyên vũ trụ trong tương lai.
Kế hoạch của nhóm nghiên cứu bao gồm xây dựng các cơ sở sử dụng băng nước trên Mặt Trăng cũng như trên các tiểu hành tinh gần Trái Đất; sao Hỏa; các tiểu hành tinh trong vành đai chính và các mặt trăng của sao Mộc để có thể tạo ra một hệ thống tiếp tế trong Hệ Mặt trời.
Theo kế hoạch, các cơ sở như vậy có thể được đặt tại các điểm Lagrange ổn định về lực hấp dẫn 1 và 2 giữa Trái Đất và Mặt Trăng; tại các điểm giữa Mặt Trời với Trái Đất, sao Hỏa và sao Mộc.
Bên cạnh các hệ thống tiếp tế, cơ sở hạ tầng như các tuyến vận chuyển tài nguyên và các trạm khai thác và chế biến ngoài Trái Đất sẽ được xây dựng để cho phép các hoạt động thương mại quy mô lớn.
Để hoàn thiện hệ thống, các nhà khoa học sẽ phải sáng tạo ra các công nghệ liên quan đến khai thác và xử lý tài nguyên vũ trụ, vận chuyển bằng đường hàng không và hoàn trả tài nguyên chi phí thấp, cùng nhiều công nghệ khác trong khoảng thời gian từ năm 2035 - 2100.
Trong số 1,3 triệu tiểu hành tinh trong Hệ Mặt trời, khoảng 700 tiểu hành tinh ở tương đối gần Trái Đất và có nguồn tài nguyên khoáng sản lớn. Theo ước tính, mỗi tiểu hành tinh có nguồn tài nguyên trị giá hơn 100.000 tỷ USD.
Sau khi xem xét tính khả thi về mặt kỹ thuật và hiệu quả chi phí, các chuyên gia dự đoán 122 trong số 700 triệu tiểu hành tinh phù hợp về mặt kinh tế để con người khai thác và sử dụng. Nếu khai thác hiệu quả toàn bộ 122 tiểu hành tinh (với trị giá 100.000 tỷ USD mỗi tiểu hành tinh) thì tổng giá trị kinh tế do "siêu mỏ vàng" trong không gian ước tính hơn 12 triệu tỷ USD.
Mời độc giả xem video: Cận cảnh tàu vũ trụ Thần Châu-15 chở 3 phi hành gia vừa hạ cánh.