Các nhà khoa học ở Trường đại học Radboud, Hà Lan mới công bố kết quả nghiên cứu đáng chú ý về sự kết thúc của vũ trụ. Theo nhóm nghiên cứu, vũ trụ sẽ bốc hơi và biến mất. Họ đưa ra nhận định này sau khi nghiên cứu, phân tích lý thuyết của nhà vật lý Stephen Hawking.Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu lý thuyết của ông Hawking về việc các hố đen chết đi (ngày nay được gọi là bức xạ Hawking) đã được nhà vật lý học lỗi lạc người Anh dự đoán vào năm 1974.Theo lý thuyết vật lý lượng tử và thuyết hấp dẫn của Einstein, các hạt tự hình thành và tự hủy diệt trong môi trường hấp dẫn cực mạnh nằm ở miệng hố đen. Vị trí này còn được gọi là chân trời sự kiện.Lúc sinh thời, nhà vật lý Hawking đã tính toán rằng, thỉnh thoảng một số hạt bị mắc kẹt lại phía sau chân trời sự kiện trong khi các hạt khác thoát ra bên ngoài dưới dạng bức xạ Hawking.Theo thời gian, khi có đủ số hạt thoát ra bên ngoài thì hố đen sẽ bốc hơi và biến mất không để lại dấu vết nào.Trong thời gian qua, các nhà khoa học đã quan sát thấy bức xạ Hawking xảy ra ở xung quanh hố đen trong vũ trụ rộng lớn.Tuy nhiên, Giáo sư Vật lý học Heino Falcke thuộc Trường đại học Radboud và là một thành viên trong nhóm nghiên cứu cho rằng, "tiên tri" của thiên tài vật lý Hawking chính xác một phần."Các vật thể không có đường chân trời sự kiện ví dụ như tàn tích của các ngôi sao chết và những vật thể lớn khác trong vũ trụ cũng được phát hiện có bức xạ Hawking. Sau một thời gian rất dài, sự việc này có thể sẽ dẫn đến tất cả mọi thứ trong vũ trụ cuối cùng sẽ bốc hơi giống như hố đen", nhóm nghiên cứu nhận định.Theo ước tính của nhóm chuyên gia, để các hố đen bốc hơi thì sẽ cần tới khoảng thời gian dài hơn cả tuổi thọ của vũ trụ.Mời độc giả xem video: Ngắm Trái đất đẹp mê hồn từ Trạm Vũ trụ quốc tế.
Các nhà khoa học ở Trường đại học Radboud, Hà Lan mới công bố kết quả nghiên cứu đáng chú ý về sự kết thúc của vũ trụ. Theo nhóm nghiên cứu, vũ trụ sẽ bốc hơi và biến mất. Họ đưa ra nhận định này sau khi nghiên cứu, phân tích lý thuyết của nhà vật lý Stephen Hawking.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu lý thuyết của ông Hawking về việc các hố đen chết đi (ngày nay được gọi là bức xạ Hawking) đã được nhà vật lý học lỗi lạc người Anh dự đoán vào năm 1974.
Theo lý thuyết vật lý lượng tử và thuyết hấp dẫn của Einstein, các hạt tự hình thành và tự hủy diệt trong môi trường hấp dẫn cực mạnh nằm ở miệng hố đen. Vị trí này còn được gọi là chân trời sự kiện.
Lúc sinh thời, nhà vật lý Hawking đã tính toán rằng, thỉnh thoảng một số hạt bị mắc kẹt lại phía sau chân trời sự kiện trong khi các hạt khác thoát ra bên ngoài dưới dạng bức xạ Hawking.
Theo thời gian, khi có đủ số hạt thoát ra bên ngoài thì hố đen sẽ bốc hơi và biến mất không để lại dấu vết nào.
Trong thời gian qua, các nhà khoa học đã quan sát thấy bức xạ Hawking xảy ra ở xung quanh hố đen trong vũ trụ rộng lớn.
Tuy nhiên, Giáo sư Vật lý học Heino Falcke thuộc Trường đại học Radboud và là một thành viên trong nhóm nghiên cứu cho rằng, "tiên tri" của thiên tài vật lý Hawking chính xác một phần.
"Các vật thể không có đường chân trời sự kiện ví dụ như tàn tích của các ngôi sao chết và những vật thể lớn khác trong vũ trụ cũng được phát hiện có bức xạ Hawking. Sau một thời gian rất dài, sự việc này có thể sẽ dẫn đến tất cả mọi thứ trong vũ trụ cuối cùng sẽ bốc hơi giống như hố đen", nhóm nghiên cứu nhận định.
Theo ước tính của nhóm chuyên gia, để các hố đen bốc hơi thì sẽ cần tới khoảng thời gian dài hơn cả tuổi thọ của vũ trụ.
Mời độc giả xem video: Ngắm Trái đất đẹp mê hồn từ Trạm Vũ trụ quốc tế.