Sự việc này đã dẫn đến vô số con tàu và hơn 1.600 người bị mất tích, và hơn 30 người sống sót thì trở nên điên dại.
Hồ Bà Dương là hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, nằm ở tỉnh Giang Tây, phía Đông Nam Trung Quốc. Kích thước thực sự của con hồ có độ dao động vô cùng lớn. Theo Encyclopædia Britannica (Bách khoa toàn thư tiếng Anh), tại thời điểm có kích thước lớn nhất vào mùa hè, “con hồ rộng 1.385 dặm vuông (tương đương 3.585 km vuông), nhưng không thể đo được chính xác do độ chênh lệch giữa mực nước lũ và mực nước thấp đôi khi lên tới 25 feet (8 mét )”.
Theo bộ phận phụ trách các vấn đề hàng hải, nhiều tàu lớn có tải trọng nặng 2.000 tấn đã bị đắm ở hồ Bà Dương. Vào ngày 3.8.1985, 13 tàu đã bị mất tích chỉ trong một ngày duy nhất, một sự kiện vô cùng hiếm hoi trong lịch sử hàng hải.
Các nhà khoa học đã cố gắng làm sáng tỏ những bí ẩn của hồ Bà Dương trong nhiều năm, nhưng các cuộc điều tra vẫn không mang lại bất kỳ kết luận cụ thể nào.
Không tìm thấy mảnh vỡ nào dưới đáy hồ
Viện Địa lý và nghiên cứu nước ngọt Nam Kinh đã tình nguyện tiến hành nghiên cứu và điều tra hồ Bà Dương những năm gần đây. Nhà nghiên cứu Giả Hồ Giang tại các viện cho biết thật không thể tưởng tượng được khi không có bất kỳ xác tàu hay xác người nào được tìm thấy dưới nước trong vô số các cuộc điều tra mà họ thực hiện dù cho có không biết bao nhiêu con tàu được biết là đã mất tích nơi đây.
|
Ảnh chụp từ vệ tinh hồ Bà Dương, Trung Quốc. (Getty). |
Kết quả kết luận đưa ra từ các chứng cứ là khi một con tàu bị mất tích thì tất cả những người trên tàu cũng biến mất theo mà không để lại bất cứ thứ gì.
Quân Nhật xâm lược cũng bị ảnh hưởng
Ông Gỉa cho biết, quân đội Nhật xâm lược Trung Quốc trong Thế chiến II cũng đã gặp phải một tai nạn trên con hồ. Ngày 16.4.1945, một tàu chở hàng của Nhật nặng hơn 2.000 tấn đã bị chìm dưới hồ Bà Dương. Con tàu của quân đội Nhật chứa đầy những kho tàng cổ vật lấy của người dân Trung Quốc.
Con tàu bị chìm xuống hồ và không ai trong số phi hành đoàn thoát khỏi bi kịch. Sau khi nhận được tin tức về con tàu mất tích, quân đội Nhật đã ra lệnh cho bộ phận hải quân đóng quân gần đó cứu con tàu. Chỉ có duy nhất một thợ lặn tìm được đường trở về bờ nhưng anh ta không còn nói được nữa.
Người đàn ông sống sót có vẻ trải qua sự sợ hãi cùng cực. Anh ta bị điên dại mà không rõ lý do. Vào cuối Thế chiến II, chính phủ nhân dân Trung Hoa đã cố gắng cứu con tàu một lần nữa.
Lần này, họ viện tới sự giúp đỡ của Edward Boer, một thợ lặn và chuyên gia cứu hộ danh tiếng người Mỹ. Vào mùa hè năm 1946, Boer dẫn đầu một đội lặn, bắt đầu nhiệm vụ cứu hộ của mình dưới lòng hồ, nhưng không tìm thấy gì sau nhiều tháng liên tiếp tìm kiếm. Trong quá trình tìm kiếm, một số thợ lặn đã bị mất tích một cách bí hiểm.
|
Dù rất nhiều tàu bè mất tích ở đây, người ta không hề tìm thấy một mảnh vỡ nào ở đó. (Getty). |
Vĩ tuyến 30 độ Bắc
“Nếu ai đó còn sống sót sau tai nạn trên con hồ này thì đã có thể dễ dàng xác định được nguyên nhân; Tuy nhiên, đơn giản là điều đó đã không xảy ra”, Jiang cho biết.
Vì không ai có thể đưa ra một lời giải thích hợp lý về những bí ẩn sau nhiều thập kỷ, khu hồ đã được mệnh danh là “Hồ Ma”. Cư dân địa phương đã lan truyền tin đồn về những con quái vật trong hồ, đĩa bay và cả người ngoài hành tinh.
Điều làm dấy thêm những tình tiết ly kỳ xung quanh khu vực này chính là vị trí địa lý của con hồ Bà Dương. Nó nằm ở vùng lân cận của 30 độ Bắc. Vì vậy, nhiều người liên kết những bí ẩn của vùng hồ này với những bí ẩn chưa giải thích được xoay quanh những vĩ tuyến 30 độ Bắc khác như Tam giác Bermuda ở Đại Tây Dương và các kim tự tháp ở Ai Cập.
Một nỗ lực giải thích khoa học đóng góp cho những sự cố đắm tàu ở đây là ảnh hưởng của những sinh vật lớn ở dưới nước. Chẳng hạn như cá heo nước ngọt ở Sông Dương Tử và hồ Bà Dương có thể đã làm lật một số tàu. Nhưng giải thích này không hợp lý do những con cá heo không đủ khỏe để làm lật những con tàu nặng tới hàng chục hoặc hàng ngàn tấn.