Cá sói Đại Tây Dương – Attlantic wolffish không có vẻ ngoài ưa nhìn. Người ta có thể dễ dàng nhận ra nó có hàm răng sắc nhọn nhưng mọc không đều, chìa ra ngoài khá thô thiển.Trên thực tế, loài cá này sử dựng hàm răng đáng sợ của mình để đào xuống các lớp trầm tích dưới đáy đại dương để kiếm ăn và phá vỡ lớp vỏ cứng của các loài cua, nhím biển, trai và các loài có vỏ cứng khác.Ngoài hàm răng có thương hiệu nhận diện đặc biệt thì chúng còn sở hữu một thân hình khá dài và gần giống với loài lươn. Cá sói sống ở dưới đáy đại dương có nền cứng ở độ sâu khoảng 600 mét và thường xuyên được nhìn thấy trong các ngóc ngách và hang động nhỏ.Cơ thể của loài cá này còn có thể tạo ra chất chống đông để giữ cho máu của nó chuyển động trôi chảy, bởi chúng thường sống tại những nơi có nhiệt độ nước từ -1 đến 11 độ C.Trong khi hầu hết các loài cá đều "đẻ trứng" (với cá cái thả hàng ngàn trứng vào nước và cá đực cạnh tranh để thụ tinh bên ngoài), thì ở loài này, cá cái sẽ bắt cặp và thụ tinh bên trong cơ thể với cá đực, điều này có nghĩa là chúng giao phối giống như cách động vật có vú thường làm.Mặc dù có vẻ ngoài đáng sợ, những con cá này rất tình cảm đối với con người! Thế nhưng vẻ ngoài xấu xí không khiến người ta tránh xa chúng: số lượng cá sói ngày một giảm sút do người ta "lỡ tay" đánh bắt nó quá mức.Có tới ba nguyên do khiến lượng cá sói giảm trầm trọng: đánh bắt quá mức, lỡ lọt vào lưới đánh cá và các lưới rà quét sát đáy biển đã khiến môi trường sinh sống của cá bị ảnh hưởng.Cá sói bị liệt vào hạng "bị đánh bắt quá mức" là do cơ thể chúng quá to, mà tuổi sinh sản của chúng lại cao; thời gian để số lượng cá hồi phục sau khi bị đánh bắt quá dài, số lượng cá giảm sút trầm trọng là vì thế. Các tàu đánh cá không còn đánh bắt cá sói nữa, nhưng không có nghĩa chúng đủ khôn ngoan mà tránh được lưới.Loài cá này thích sống ở nơi nước lạnh khoảng 0,5 cho tới 3 độ C, nên chúng thường sống dưới đáy biển - khoảng 100 tới 500 mét dưới mực nước biển. Vì thế, cá sói rất hay bị vướng vào lưới rà đáy và đa số trường hợp, cá sói sẽ chết mỗi khi bị kéo đi như thế."Cá sói Đại Tây Dương sống và kiếm ăn nơi đáy biển, cũng ‘làm tổ’ tại đó luôn, chúng đẻ trứng tại những khu vực nhất định và con đực sẽ lãnh trách nhiệm bảo vệ tổ", Chris Middleton, người quản lý một trang web chuyên đánh bắt cá của Anh nói với Business Insider."Môi trường sống của chúng rất dễ bị phá hủy bằng bất cứ phương tiện đánh bắt nào chạm tới đáy đại dương". Việc đánh bắt vét đáy ảnh hưởng rất nặng nề tới hệ sinh thái biển. Đây là lý do lớn khiến số lượng cá sói Đại Tây Dương giảm tới mức đáng báo động.Cá sói Đại Tây Dương đóng vai trò tối quan trọng trong hệ sinh thái đại dương, tất cả nhờ chế độ ăn đặc biệt của chúng. Chúng điều tiết số lượng cua xanh, nhím biển có dưới lòng biển. Nếu không có cá sói, hệ sinh thái biển sẽ mất cân bằng.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Cá sói Đại Tây Dương – Attlantic wolffish không có vẻ ngoài ưa nhìn. Người ta có thể dễ dàng nhận ra nó có hàm răng sắc nhọn nhưng mọc không đều, chìa ra ngoài khá thô thiển.
Trên thực tế, loài cá này sử dựng hàm răng đáng sợ của mình để đào xuống các lớp trầm tích dưới đáy đại dương để kiếm ăn và phá vỡ lớp vỏ cứng của các loài cua, nhím biển, trai và các loài có vỏ cứng khác.
Ngoài hàm răng có thương hiệu nhận diện đặc biệt thì chúng còn sở hữu một thân hình khá dài và gần giống với loài lươn. Cá sói sống ở dưới đáy đại dương có nền cứng ở độ sâu khoảng 600 mét và thường xuyên được nhìn thấy trong các ngóc ngách và hang động nhỏ.
Cơ thể của loài cá này còn có thể tạo ra chất chống đông để giữ cho máu của nó chuyển động trôi chảy, bởi chúng thường sống tại những nơi có nhiệt độ nước từ -1 đến 11 độ C.
Trong khi hầu hết các loài cá đều "đẻ trứng" (với cá cái thả hàng ngàn trứng vào nước và cá đực cạnh tranh để thụ tinh bên ngoài), thì ở loài này, cá cái sẽ bắt cặp và thụ tinh bên trong cơ thể với cá đực, điều này có nghĩa là chúng giao phối giống như cách động vật có vú thường làm.
Mặc dù có vẻ ngoài đáng sợ, những con cá này rất tình cảm đối với con người! Thế nhưng vẻ ngoài xấu xí không khiến người ta tránh xa chúng: số lượng cá sói ngày một giảm sút do người ta "lỡ tay" đánh bắt nó quá mức.
Có tới ba nguyên do khiến lượng cá sói giảm trầm trọng: đánh bắt quá mức, lỡ lọt vào lưới đánh cá và các lưới rà quét sát đáy biển đã khiến môi trường sinh sống của cá bị ảnh hưởng.
Cá sói bị liệt vào hạng "bị đánh bắt quá mức" là do cơ thể chúng quá to, mà tuổi sinh sản của chúng lại cao; thời gian để số lượng cá hồi phục sau khi bị đánh bắt quá dài, số lượng cá giảm sút trầm trọng là vì thế. Các tàu đánh cá không còn đánh bắt cá sói nữa, nhưng không có nghĩa chúng đủ khôn ngoan mà tránh được lưới.
Loài cá này thích sống ở nơi nước lạnh khoảng 0,5 cho tới 3 độ C, nên chúng thường sống dưới đáy biển - khoảng 100 tới 500 mét dưới mực nước biển. Vì thế, cá sói rất hay bị vướng vào lưới rà đáy và đa số trường hợp, cá sói sẽ chết mỗi khi bị kéo đi như thế.
"Cá sói Đại Tây Dương sống và kiếm ăn nơi đáy biển, cũng ‘làm tổ’ tại đó luôn, chúng đẻ trứng tại những khu vực nhất định và con đực sẽ lãnh trách nhiệm bảo vệ tổ", Chris Middleton, người quản lý một trang web chuyên đánh bắt cá của Anh nói với Business Insider.
"Môi trường sống của chúng rất dễ bị phá hủy bằng bất cứ phương tiện đánh bắt nào chạm tới đáy đại dương". Việc đánh bắt vét đáy ảnh hưởng rất nặng nề tới hệ sinh thái biển. Đây là lý do lớn khiến số lượng cá sói Đại Tây Dương giảm tới mức đáng báo động.
Cá sói Đại Tây Dương đóng vai trò tối quan trọng trong hệ sinh thái đại dương, tất cả nhờ chế độ ăn đặc biệt của chúng. Chúng điều tiết số lượng cua xanh, nhím biển có dưới lòng biển. Nếu không có cá sói, hệ sinh thái biển sẽ mất cân bằng.