Không đẹp rực rỡ như Mặt Trăng của Trái Đất, mặt trăng Phobos của Sao Hỏa rất nhỏ bé và có hình dáng kỳ quặc, hay bị so sánh với... củ khoai tây.Giờ đây, một nghiên cứu vừa công bố trên The Planetary Science Journal chỉ ra các hấu hiệu cho thấy "của khoai tây" đó cũng sắp thành dĩ vãng. Phobos là một trong 2 vệ tinh tự nhiên của Sao Hỏa, nhỏ hơn mặt trăng của Trái Đất khoảng 157 lần. Mặt trăng Sao Hỏa còn lại là Deimos, thậm chí còn nhỏ hơn. Các nhà khoa học tin rằng cặp đôi này vốn là các tiểu hành tinh, bị Sao Hỏa bắt phải bằng lực hấp dẫn.Các rãnh bất thường bao phủ bề mặt của Phobos, trước đây được cho là "vết sẹo" do tác động của một tiểu hành tinh cổ đại, thực ra là những hẻm núi đầy bụi đang ngày càng rộng ra khi mặt trăng bị lực hấp dẫn của sao Hỏa kéo dài ra.Phobos có bề ngang khoảng 17 dặm (27 km) tại điểm rộng nhất của nó và quay quanh Sao Hỏa ở khoảng cách 3.728 dặm (6.000 km), hoàn thành một vòng quay trọn vẹn quanh Hành tinh Đỏ với chu kỳ ba lần mỗi ngày.Nếu so sánh, Mặt Trăng của Trái đất rộng khoảng 2.159 dặm (3.475 km), cách hành tinh của chúng ta 238.855 dặm (384.400 km) và mất khoảng 27 ngày để hoàn thành một quỹ đạo.Khác với Mặt Trăng của chúng ta, quỹ đạo của Phobos quanh sao Hỏa không ổn định: Vệ tinh nhỏ bé này bị mắc kẹt trong một vòng xoáy tử thần và đang dần rơi xuống bề mặt sao Hỏa với tốc độ 6 feet (1,8 mét) sau 100 năm.Nhưng một đặc điểm khác thường nhất của Phobos được cho là bề mặt sọc bí ẩn của nó, đó là các rãnh song song, hoặc các đường vân trên bề mặt, bao phủ toàn bộ.Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất cho rằng các vệt va chạm hình thành khi một tiểu hành tinh đâm vào Phobos vào một thời điểm nào đó trong quá khứ, để lại một miệng hố rộng đến 6 dặm (9,7 km), được gọi là Stickney, ở sườn của mặt trăng này.Tuy nhiên các nhà khoa học nghiêng về khả năng nó bị xé trước khi lao xuống bề mặt Sao Hỏa, bởi khi càng tiến gần hành tinh mẹ, lực thủy triều càng trở nên lớn hơn lực hấp dẫn của chính bản thân Phobos, thứ đang giữ cho nó không bị xé đôi.Có thể sau khi tan vỡ Phobos sẽ tạo nên một vành đai nhỏ xung quanh hành tinh giống vành đai của Sao Thổ.Nhóm tác giả hy vọng điều này có thể được minh chứng cụ thể hơn thông qua nhiệm vụ Thám hiểm mặt trăng Sao Hỏa (MMX) mà Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) sẽ khởi động vào năm 2024.>>>Xem thêm video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ (Nguồn: VTV24).
Không đẹp rực rỡ như Mặt Trăng của Trái Đất, mặt trăng Phobos của Sao Hỏa rất nhỏ bé và có hình dáng kỳ quặc, hay bị so sánh với... củ khoai tây.
Giờ đây, một nghiên cứu vừa công bố trên The Planetary Science Journal chỉ ra các hấu hiệu cho thấy "của khoai tây" đó cũng sắp thành dĩ vãng.
Phobos là một trong 2 vệ tinh tự nhiên của Sao Hỏa, nhỏ hơn mặt trăng của Trái Đất khoảng 157 lần. Mặt trăng Sao Hỏa còn lại là Deimos, thậm chí còn nhỏ hơn. Các nhà khoa học tin rằng cặp đôi này vốn là các tiểu hành tinh, bị Sao Hỏa bắt phải bằng lực hấp dẫn.
Các rãnh bất thường bao phủ bề mặt của Phobos, trước đây được cho là "vết sẹo" do tác động của một tiểu hành tinh cổ đại, thực ra là những hẻm núi đầy bụi đang ngày càng rộng ra khi mặt trăng bị lực hấp dẫn của sao Hỏa kéo dài ra.
Phobos có bề ngang khoảng 17 dặm (27 km) tại điểm rộng nhất của nó và quay quanh Sao Hỏa ở khoảng cách 3.728 dặm (6.000 km), hoàn thành một vòng quay trọn vẹn quanh Hành tinh Đỏ với chu kỳ ba lần mỗi ngày.
Nếu so sánh, Mặt Trăng của Trái đất rộng khoảng 2.159 dặm (3.475 km), cách hành tinh của chúng ta 238.855 dặm (384.400 km) và mất khoảng 27 ngày để hoàn thành một quỹ đạo.
Khác với Mặt Trăng của chúng ta, quỹ đạo của Phobos quanh sao Hỏa không ổn định: Vệ tinh nhỏ bé này bị mắc kẹt trong một vòng xoáy tử thần và đang dần rơi xuống bề mặt sao Hỏa với tốc độ 6 feet (1,8 mét) sau 100 năm.
Nhưng một đặc điểm khác thường nhất của Phobos được cho là bề mặt sọc bí ẩn của nó, đó là các rãnh song song, hoặc các đường vân trên bề mặt, bao phủ toàn bộ.
Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất cho rằng các vệt va chạm hình thành khi một tiểu hành tinh đâm vào Phobos vào một thời điểm nào đó trong quá khứ, để lại một miệng hố rộng đến 6 dặm (9,7 km), được gọi là Stickney, ở sườn của mặt trăng này.
Tuy nhiên các nhà khoa học nghiêng về khả năng nó bị xé trước khi lao xuống bề mặt Sao Hỏa, bởi khi càng tiến gần hành tinh mẹ, lực thủy triều càng trở nên lớn hơn lực hấp dẫn của chính bản thân Phobos, thứ đang giữ cho nó không bị xé đôi.
Có thể sau khi tan vỡ Phobos sẽ tạo nên một vành đai nhỏ xung quanh hành tinh giống vành đai của Sao Thổ.
Nhóm tác giả hy vọng điều này có thể được minh chứng cụ thể hơn thông qua nhiệm vụ Thám hiểm mặt trăng Sao Hỏa (MMX) mà Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) sẽ khởi động vào năm 2024.
>>>Xem thêm video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ (Nguồn: VTV24).