Anh Trần Văn Dũng, trong một chuyến công tác, đã phát hiện và cứu hai con rùa núi viền đang bò qua đường, sau đó bàn giao cho cơ quan bảo tồn động vật hoang dã. Hai cá thể rùa này nặng 6kg và thuộc loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ, được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam.Vị trí thả rùa phải là khu vực rừng sâu, gần khe suối để đảm bảo điều kiện sống an toàn cho chúng. (Ảnh: Thương hiệu và pháp luật)Rùa núi viền có tên khoa học là Manouria impressa và thuộc họ rùa cạn Testudinidae.(Ảnh: Wikipedia)Loài rùa này sinh sống chủ yếu ở các khu vực rừng miền núi tại Đông Nam Á, bao gồm Myanmar, miền nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia và Malaysia.(Ảnh: iNaturalist)Rùa núi viền thường sống trên cạn, ở các khe rãnh, thung lũng và dưới các lớp lá cây khô. Chúng hoạt động mạnh vào chiều tối và trú trong các hang, hốc vào ban ngày. (Ảnh: National Zoo)Rùa núi viền có mai và da màu nâu vàng, với mai dài khoảng từ 180 - 206 mm. Mai của chúng không gồ quá cao và có các tấm vảy ở giữa phẳng. Xung quanh viền mai có những gai hình răng cưa nhọn và hơi cong lên.(Ảnh: Ecology Asia)Rùa núi viền được liệt kê trong danh sách những loài động vật bị đe dọa của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN) và Sách Đỏ Việt Nam với hạng VU (sắp nguy cấp). (Ảnh: MyBIS)Tại Việt Nam, rùa núi viền được tìm thấy ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng. (Ảnh: Ecology Asia)Rùa núi viền thường ăn các loại quả rụng, nấm và những mầm cỏ non.(Ảnh: iNaturalist)Hiện nay, nhiều khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam đã thực hiện các biện pháp tăng cường tuần tra, bảo vệ rừng để hạn chế tác động của con người đến môi trường sống của loài rùa này. (Ảnh: Ecology Asia)Mời quý độc giả xem thêm video: Cận cảnh 5 loài rùa biển quý hiếm của Việt Nam liệt kê trong Sách Đỏ.
Anh Trần Văn Dũng, trong một chuyến công tác, đã phát hiện và cứu hai con rùa núi viền đang bò qua đường, sau đó bàn giao cho cơ quan bảo tồn động vật hoang dã. Hai cá thể rùa này nặng 6kg và thuộc loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ, được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam.Vị trí thả rùa phải là khu vực rừng sâu, gần khe suối để đảm bảo điều kiện sống an toàn cho chúng. (Ảnh: Thương hiệu và pháp luật)
Rùa núi viền có tên khoa học là Manouria impressa và thuộc họ rùa cạn Testudinidae.(Ảnh: Wikipedia)
Loài rùa này sinh sống chủ yếu ở các khu vực rừng miền núi tại Đông Nam Á, bao gồm Myanmar, miền nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia và Malaysia.(Ảnh: iNaturalist)
Rùa núi viền thường sống trên cạn, ở các khe rãnh, thung lũng và dưới các lớp lá cây khô. Chúng hoạt động mạnh vào chiều tối và trú trong các hang, hốc vào ban ngày. (Ảnh: National Zoo)
Rùa núi viền có mai và da màu nâu vàng, với mai dài khoảng từ 180 - 206 mm. Mai của chúng không gồ quá cao và có các tấm vảy ở giữa phẳng. Xung quanh viền mai có những gai hình răng cưa nhọn và hơi cong lên.(Ảnh: Ecology Asia)
Rùa núi viền được liệt kê trong danh sách những loài động vật bị đe dọa của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN) và Sách Đỏ Việt Nam với hạng VU (sắp nguy cấp). (Ảnh: MyBIS)
Tại Việt Nam, rùa núi viền được tìm thấy ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng. (Ảnh: Ecology Asia)
Rùa núi viền thường ăn các loại quả rụng, nấm và những mầm cỏ non.(Ảnh: iNaturalist)
Hiện nay, nhiều khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam đã thực hiện các biện pháp tăng cường tuần tra, bảo vệ rừng để hạn chế tác động của con người đến môi trường sống của loài rùa này. (Ảnh: Ecology Asia)
Mời quý độc giả xem thêm video: Cận cảnh 5 loài rùa biển quý hiếm của Việt Nam liệt kê trong Sách Đỏ.