Buổi ra mắt robot trí tuệ nhân tạo thế hệ mới mang tên "Trí Nhân" trong khuôn khổ sự kiện EDU4.0 về chuyển đổi số ngành giáo dục đã diễn ra sáng 21/11 ở Hà Nội.Nhà khoa học, Chuyên gia về Trí tuệ nhân tạo Phạm Thành Nam, Đồng sáng lập của Open Classroom Team chia sẻ: "“Với phương châm phát triển "đứng trên vai những người khổng lồ", tận dụng được sức mạnh tìm kiếm của Google, Trí Nhân có thể trả lời được kiến thức về gần như mọi lĩnh vực, với những câu trả lời mà chính chúng tôi - những người tạo ra anh có thể cũng không biết".Trí Nhân là một robot nam có kích thước ngang bằng với một người trưởng thành. Robot này được tạo hình bằng phương pháp in 3D với 5 giác quan và các yếu tố mô phỏng sinh học như tim phổi nhân tạo và chuỗi ADN."Mặc dù chưa thể tự bước đi, hai cánh tay khá yếu và chưa có biểu cảm khuôn mặt nhưng anh có trí tuệ nhân tạo vượt xa robot công dân đầu tiên trên thế giới Sophia", ông Phạm Thành Nam chia sẻ.Trí nhân được phát triển dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo, bao gồm khả năng nhận dạng, tổng hợp giọng nói để robot có thể nói tiếng người, khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên để tìm kiếm thông tin và đưa ra phương án trả lời cho câu hỏi.Trí Nhân có đôi mắt sẽ đổi sang màu đỏ khi bị xúc phạm. Anh cũng được trang bị vũ khí tự vệ (không sát thương), để đảm bảo mọi người sẽ cẩn thận hơn, đối xử với anh một cách tử tế, thay vì tấn công bằng lời nói hoặc hành động.Theo nhóm phát triển, ứng dụng chính của Trí Nhân là để phục vụ cho mục đích giáo dục. Robot có thể trả lời, giải đáp các thắc mắc của học sinh và trợ giảng cho giáo viên.Theo ông Nam, Sophia - tên gọi của công dân robot đầu tiên trên thế giới có nghĩa là thông thái, khôn ngoan. Lấy cảm hứng từ điều này, nhóm phát triển đặt tên cho robot của mình là Trí Nhân. Tên gọi này vừa thể hiện được nguồn gốc "trí tuệ nhân tạo" của robot, lại vừa có nghĩa là "con người có trí tuệ"."Khi chứng minh về công nghệ 4.0, lời nói từ một robot AI - biểu tượng của cách mạng công nghiệp 4.0 - chắc chắn sẽ thuyết phục hơn bất kỳ một diễn giả con người nào", ông Phạm Minh Toàn, Tổng giám đốc kiêm Đồng sáng lập của Open Classroom Team chia sẻ.Trước đó cũng có nhiều dự án phát triển robot phục vụ cho cuộc sống của con người được phát triển bởi người Việt. Dự án robot làm từ rác thải, nhóm bạn Robot Bank đã tạo cảm hứng cho nhiều bạn trẻ trong việc chung tay bảo vệ môi trường.Sau quá trình làm việc vất vả, một chú robot khổng lồ của dự án Robot Bank đã ra đời với cái tên Robot One. Chú robot này nặng hơn 100kg, cao khoảng 3m, sải rộng cánh tay có thể lên tới 2m, có thể xoay chuyển được thân trên và đặc biệt, được lập trình để tự giới thiệu bản thân.“Xin chào các bạn! Tôi là Robot One. Tôi đến từ Việt Nam. Tôi được thiết kế và sáng chế bởi nhóm Robot Bank. Tôi là phiên bản đầu tiên được chế tạo từ các vật liệu tái chế”, đó là thông tin được Robot One nói sau khi được bật.Mô tả video
Buổi ra mắt robot trí tuệ nhân tạo thế hệ mới mang tên "Trí Nhân" trong khuôn khổ sự kiện EDU4.0 về chuyển đổi số ngành giáo dục đã diễn ra sáng 21/11 ở Hà Nội.
Nhà khoa học, Chuyên gia về Trí tuệ nhân tạo Phạm Thành Nam, Đồng sáng lập của Open Classroom Team chia sẻ: "“Với phương châm phát triển "đứng trên vai những người khổng lồ", tận dụng được sức mạnh tìm kiếm của Google, Trí Nhân có thể trả lời được kiến thức về gần như mọi lĩnh vực, với những câu trả lời mà chính chúng tôi - những người tạo ra anh có thể cũng không biết".
Trí Nhân là một robot nam có kích thước ngang bằng với một người trưởng thành. Robot này được tạo hình bằng phương pháp in 3D với 5 giác quan và các yếu tố mô phỏng sinh học như tim phổi nhân tạo và chuỗi ADN.
"Mặc dù chưa thể tự bước đi, hai cánh tay khá yếu và chưa có biểu cảm khuôn mặt nhưng anh có trí tuệ nhân tạo vượt xa robot công dân đầu tiên trên thế giới Sophia", ông Phạm Thành Nam chia sẻ.
Trí nhân được phát triển dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo, bao gồm khả năng nhận dạng, tổng hợp giọng nói để robot có thể nói tiếng người, khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên để tìm kiếm thông tin và đưa ra phương án trả lời cho câu hỏi.
Trí Nhân có đôi mắt sẽ đổi sang màu đỏ khi bị xúc phạm. Anh cũng được trang bị vũ khí tự vệ (không sát thương), để đảm bảo mọi người sẽ cẩn thận hơn, đối xử với anh một cách tử tế, thay vì tấn công bằng lời nói hoặc hành động.
Theo nhóm phát triển, ứng dụng chính của Trí Nhân là để phục vụ cho mục đích giáo dục. Robot có thể trả lời, giải đáp các thắc mắc của học sinh và trợ giảng cho giáo viên.
Theo ông Nam, Sophia - tên gọi của công dân robot đầu tiên trên thế giới có nghĩa là thông thái, khôn ngoan. Lấy cảm hứng từ điều này, nhóm phát triển đặt tên cho robot của mình là Trí Nhân. Tên gọi này vừa thể hiện được nguồn gốc "trí tuệ nhân tạo" của robot, lại vừa có nghĩa là "con người có trí tuệ".
"Khi chứng minh về công nghệ 4.0, lời nói từ một robot AI - biểu tượng của cách mạng công nghiệp 4.0 - chắc chắn sẽ thuyết phục hơn bất kỳ một diễn giả con người nào", ông Phạm Minh Toàn, Tổng giám đốc kiêm Đồng sáng lập của Open Classroom Team chia sẻ.
Trước đó cũng có nhiều dự án phát triển robot phục vụ cho cuộc sống của con người được phát triển bởi người Việt. Dự án robot làm từ rác thải, nhóm bạn Robot Bank đã tạo cảm hứng cho nhiều bạn trẻ trong việc chung tay bảo vệ môi trường.
Sau quá trình làm việc vất vả, một chú robot khổng lồ của dự án Robot Bank đã ra đời với cái tên Robot One. Chú robot này nặng hơn 100kg, cao khoảng 3m, sải rộng cánh tay có thể lên tới 2m, có thể xoay chuyển được thân trên và đặc biệt, được lập trình để tự giới thiệu bản thân.
“Xin chào các bạn! Tôi là Robot One. Tôi đến từ Việt Nam. Tôi được thiết kế và sáng chế bởi nhóm Robot Bank. Tôi là phiên bản đầu tiên được chế tạo từ các vật liệu tái chế”, đó là thông tin được Robot One nói sau khi được bật.