Thời điểm bị rắn hổ mang tấn công, cậu bé Deepal (8 tuổi) đang ngồi chơi trong sân nhà tại một ngôi nhà ở làng Pandarpadh, thuộc bang Chhatisgarh, Ấn Độ, vào ngày 31/10.Nhanh như cắt, con vật cuộn chặt và cắn vào cánh tay cậu bé.Bị đau đớn vì rắn cắn, Deepak lắc cánh tay nhưng con vật vẫn bám chặt. Cậu bé sau đó quay sang cắn ngược lại con rắn và giết chết con vật."Con rắn lúc đó quấn chặt vào tay và cắn cháu. Cháu đau lắm. Do nó nhất định không nhúc nhích khi cháu vung tay, cháu đã cắn lại nó 2 lần. Mọi chuyện diễn ra trong chớp mắt", Deepak kể lại với New Indian Express.Sau đó, Deepak được bố mẹ đưa đến trung tâm y tế gần nhà. Theo chẩn đoán của bác sĩ, các vết bị rắn cắn của cậu bé đều là "vết cắn khô", tức là con rắn hổ mang không tiết nọc độc khi cắn. Vì vậy Deepak không bị ảnh hưởng đến tính mạng, các vết thương phục hồi cũng rất nhanh.Rắn hổ mang là tên gọi chung của nhiều rắn độc thuộc họ Rắn hổ, hầu hết trong số đó thuộc chi Naja.Tất cả các loài rắn hổ mang đều có nọc độc, có khả năng nâng phần đầu cơ thể lên và bành phần cổ ra tạo thành hình dạng mang phồng khi bị đe dọa.Hai loại rắn không có nọc độc, rắn mũi lợn và rắn hoa cỏ sọc, cũng dựng đứng lên và phồng mang nhưng không được xem là "rắn hổ mang"; tương tự như vậy, một số loài rắn có nọc độc, chẳng hạn như rắn mamba đen, cũng có khả năng bành phần da cổ ra nhưng không được gọi là "rắn hổ mang".Rắn hổ mang Ấn Độ (Naja naja) là một loài rắn trong họ Rắn hổ. Loài này được Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1758. Nó được tìm thấy tại tiểu lục địa Ấn Độ và một thành viên trong "tứ đại", bốn loài rắn gây ra hầu hết các vụ rắn cắn ở Ấn Độ.Loài rắn này được tôn kính trong thần thoại và văn hóa Ấn Độ, và thường được dùng trong thôi miên rắn. Nó bây giờ được bảo vệ ở Ấn Độ dưới Đạo luật Bảo vệ Động vật hoang dã Ấn Độ.Được biết, huyện Jashpur, Ấn Độ là nơi sinh sống của hơn 200 loại rắn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, trong số khoảng 63.000 người bị rắn cắn chết năm 2019, có 51.000 ca là ở Ấn Độ.Tuy nhiên, một số con rắn hổ mang trưởng thành có khả năng kiểm soát nọc độc, vì vậy có những trường hợp con vật không tiết ra nọc độc khi cắn. Thông thường việc này chỉ xảy ra khi con rắn bị đe dọa hoặc muốn xua đuổi những con vật định giết nó.
>>>Xem thêm video: Người đàn ông bị rắn hổ mang chúa cắn sắp được xuất viện (Nguồn: VTC Now)
Thời điểm bị rắn hổ mang tấn công, cậu bé Deepal (8 tuổi) đang ngồi chơi trong sân nhà tại một ngôi nhà ở làng Pandarpadh, thuộc bang Chhatisgarh, Ấn Độ, vào ngày 31/10.
Nhanh như cắt, con vật cuộn chặt và cắn vào cánh tay cậu bé.
Bị đau đớn vì rắn cắn, Deepak lắc cánh tay nhưng con vật vẫn bám chặt. Cậu bé sau đó quay sang cắn ngược lại con rắn và giết chết con vật.
"Con rắn lúc đó quấn chặt vào tay và cắn cháu. Cháu đau lắm. Do nó nhất định không nhúc nhích khi cháu vung tay, cháu đã cắn lại nó 2 lần. Mọi chuyện diễn ra trong chớp mắt", Deepak kể lại với New Indian Express.
Sau đó, Deepak được bố mẹ đưa đến trung tâm y tế gần nhà. Theo chẩn đoán của bác sĩ, các vết bị rắn cắn của cậu bé đều là "vết cắn khô", tức là con rắn hổ mang không tiết nọc độc khi cắn. Vì vậy Deepak không bị ảnh hưởng đến tính mạng, các vết thương phục hồi cũng rất nhanh.
Rắn hổ mang là tên gọi chung của nhiều rắn độc thuộc họ Rắn hổ, hầu hết trong số đó thuộc chi Naja.
Tất cả các loài rắn hổ mang đều có nọc độc, có khả năng nâng phần đầu cơ thể lên và bành phần cổ ra tạo thành hình dạng mang phồng khi bị đe dọa.
Hai loại rắn không có nọc độc, rắn mũi lợn và rắn hoa cỏ sọc, cũng dựng đứng lên và phồng mang nhưng không được xem là "rắn hổ mang"; tương tự như vậy, một số loài rắn có nọc độc, chẳng hạn như rắn mamba đen, cũng có khả năng bành phần da cổ ra nhưng không được gọi là "rắn hổ mang".
Rắn hổ mang Ấn Độ (Naja naja) là một loài rắn trong họ Rắn hổ. Loài này được Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1758. Nó được tìm thấy tại tiểu lục địa Ấn Độ và một thành viên trong "tứ đại", bốn loài rắn gây ra hầu hết các vụ rắn cắn ở Ấn Độ.
Loài rắn này được tôn kính trong thần thoại và văn hóa Ấn Độ, và thường được dùng trong thôi miên rắn. Nó bây giờ được bảo vệ ở Ấn Độ dưới Đạo luật Bảo vệ Động vật hoang dã Ấn Độ.
Được biết, huyện Jashpur, Ấn Độ là nơi sinh sống của hơn 200 loại rắn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, trong số khoảng 63.000 người bị rắn cắn chết năm 2019, có 51.000 ca là ở Ấn Độ.
Tuy nhiên, một số con rắn hổ mang trưởng thành có khả năng kiểm soát nọc độc, vì vậy có những trường hợp con vật không tiết ra nọc độc khi cắn. Thông thường việc này chỉ xảy ra khi con rắn bị đe dọa hoặc muốn xua đuổi những con vật định giết nó.
>>>Xem thêm video: Người đàn ông bị rắn hổ mang chúa cắn sắp được xuất viện (Nguồn: VTC Now)