Người Hàn Quốc sử dụng một hệ thống có tên là jongnyangje để thu thập và xử lý rác thải sinh hoạt theo cách quy củ và thân thiện với môi trường nhất. Hệ thống này chia rác thải ra thành nhiều hạng mục nhỏ khác nhau và ứng với mỗi mục sẽ có mức phạt riêng nếu người dân không tuân thủ.Rác thải được chia ra thành : rác thường (ilban sseuregi), thực phẩm (eumsikmul sseuregi), đồ tái chế được (jaehwal yongpum) và những rác thải có kích thước lớn (daehyeongpyegimul).Việc xử lý các vật dụng lớn như đồ nội thất, đồ điện tử, máy nóng lạnh… sẽ phải trả phí từ 2.000W – 15.000W (từ 38.000-300.000 VND) cho mỗi thứ tùy vào kích thước lớn nhỏ. Bên cạnh đó một số đồ dùng đặc biệt như pin, điện thoại di động hay thuốc... phải được xử lý theo cách đặc biệt: mang đến các trung tâm cộng đồng hoặc mang trả lại cho nhà thuốc đối với thuốc chưa sử dụng.Thực phẩm bỏ đi phải được để ráo nước và cho vào những chiếc túi đặc biệt có tên là Eum-shik-mool Sseulaegi Bongtu. Một số thức ăn không thể tái sử dụng như thức ăn cho động vật sẽ bị loại khỏi mục rác thải thực phẩm. Trong đó ta có các loại hạt, xương và lông động vật, vỏ hải sản, bã chè…. Vấn đề về xử lý thực phẩm bỏ đi tại Hàn Quốc lớn đến nỗi chính phủ nước này đã phải đưa ra quy định thu phí rác thải dựa theo số cân nặng lượng rác sinh hoạt mà họ thải ra.Nhật Bản cũng đẩy mạnh phân loại rác tại nguồn. Tại đây, trẻ em cũng biết cách phân loại các loại rác thải khác nhau. Những chai làm bằng nhựa PET sau khi được người dân phân loại cẩn thận sẽ được nung chảy ở nhiệt độ cao, sau đó xử lý để tạo thành các chai PET mới.Rác sẽ được đem đi đốt, nhưng không phải đốt như bình thường, mà là bằng công nghệ thân thiện với môi trường mang tên: “Công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi” (Circulation fluidized bed - CFB). Công nghệ này giúp đốt được các vật liệu cứng đầu nhất với thời gian nhanh. Hơn nữa, nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình đốt rác có thể được sử dụng để sản xuất điện.Bên cạnh đốt và tái chế rác, Nhật Bản còn có một cách xử trí khác rất độc đáo. Quốc gia này đã từng phải đối mặt với vấn đề không đủ đất để chôn rác nên họ đã nghĩ ra một cách "nhất cử lưỡng tiện": tạo thêm đất bằng chính rác thải của mình.Odaiba là một hòn đảo nhân tạo được làm từ những khối rác thải sau khi đã qua xử lý. Biến rác thành đất là kết quả cuối cùng của một quá trình được thiết kế công phu, đặc biệt hơn cả là khi xét đến mật độ của thành phố Tokyo.Hiện tại Singapore có 4 nhà máy điện từ rác thải. Mỗi nhà máy đốt được hơn 1.000 tấn rác mỗi ngày, "hấp thụ" khoảng 90% rác của quốc gia và biến nó thành điện, quay về phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của người dân.Trong vai trò người tiêu dùng, mọi người dân Singapore đều trực tiếp góp phần tạo ra rác thải ở Singapore và có thể tham gia giảm lượng rác thải với ý thức giữ gìn đất nước xanh và sạch hơn, dựa trên 3 điều: Giảm thiếu, tái sử dụng và tái chế.Trải rộng hơn 3,5 km2, đảo Semakau là bãi rác đầu tiên và duy nhất nằm ngoài khơi phía nam Singapore. Những rác không thể tái chế và không thể đốt cũng được đưa tới đây để chôn.Hòn đảo này không có "mùi rác" đặc trưng. Dưới đáy biển, rạn san hô vẫn sống. Trên 2 đảo tự nhiên cạnh bên, động vật hoang dã vẫn tồn tại và khu rừng vẫn rất xanh. Semakau còn được nhiều du khách đến tham quan và các cặp đôi chọn làm điểm chụp ảnh cưới.
Người Hàn Quốc sử dụng một hệ thống có tên là jongnyangje để thu thập và xử lý rác thải sinh hoạt theo cách quy củ và thân thiện với môi trường nhất. Hệ thống này chia rác thải ra thành nhiều hạng mục nhỏ khác nhau và ứng với mỗi mục sẽ có mức phạt riêng nếu người dân không tuân thủ.
Rác thải được chia ra thành : rác thường (ilban sseuregi), thực phẩm (eumsikmul sseuregi), đồ tái chế được (jaehwal yongpum) và những rác thải có kích thước lớn (daehyeongpyegimul).
Việc xử lý các vật dụng lớn như đồ nội thất, đồ điện tử, máy nóng lạnh… sẽ phải trả phí từ 2.000W – 15.000W (từ 38.000-300.000 VND) cho mỗi thứ tùy vào kích thước lớn nhỏ. Bên cạnh đó một số đồ dùng đặc biệt như pin, điện thoại di động hay thuốc... phải được xử lý theo cách đặc biệt: mang đến các trung tâm cộng đồng hoặc mang trả lại cho nhà thuốc đối với thuốc chưa sử dụng.
Thực phẩm bỏ đi phải được để ráo nước và cho vào những chiếc túi đặc biệt có tên là Eum-shik-mool Sseulaegi Bongtu. Một số thức ăn không thể tái sử dụng như thức ăn cho động vật sẽ bị loại khỏi mục rác thải thực phẩm. Trong đó ta có các loại hạt, xương và lông động vật, vỏ hải sản, bã chè…. Vấn đề về xử lý thực phẩm bỏ đi tại Hàn Quốc lớn đến nỗi chính phủ nước này đã phải đưa ra quy định thu phí rác thải dựa theo số cân nặng lượng rác sinh hoạt mà họ thải ra.
Nhật Bản cũng đẩy mạnh phân loại rác tại nguồn. Tại đây, trẻ em cũng biết cách phân loại các loại rác thải khác nhau. Những chai làm bằng nhựa PET sau khi được người dân phân loại cẩn thận sẽ được nung chảy ở nhiệt độ cao, sau đó xử lý để tạo thành các chai PET mới.
Rác sẽ được đem đi đốt, nhưng không phải đốt như bình thường, mà là bằng công nghệ thân thiện với môi trường mang tên: “Công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi” (Circulation fluidized bed - CFB). Công nghệ này giúp đốt được các vật liệu cứng đầu nhất với thời gian nhanh. Hơn nữa, nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình đốt rác có thể được sử dụng để sản xuất điện.
Bên cạnh đốt và tái chế rác, Nhật Bản còn có một cách xử trí khác rất độc đáo. Quốc gia này đã từng phải đối mặt với vấn đề không đủ đất để chôn rác nên họ đã nghĩ ra một cách "nhất cử lưỡng tiện": tạo thêm đất bằng chính rác thải của mình.
Odaiba là một hòn đảo nhân tạo được làm từ những khối rác thải sau khi đã qua xử lý. Biến rác thành đất là kết quả cuối cùng của một quá trình được thiết kế công phu, đặc biệt hơn cả là khi xét đến mật độ của thành phố Tokyo.
Hiện tại Singapore có 4 nhà máy điện từ rác thải. Mỗi nhà máy đốt được hơn 1.000 tấn rác mỗi ngày, "hấp thụ" khoảng 90% rác của quốc gia và biến nó thành điện, quay về phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của người dân.
Trong vai trò người tiêu dùng, mọi người dân Singapore đều trực tiếp góp phần tạo ra rác thải ở Singapore và có thể tham gia giảm lượng rác thải với ý thức giữ gìn đất nước xanh và sạch hơn, dựa trên 3 điều: Giảm thiếu, tái sử dụng và tái chế.
Trải rộng hơn 3,5 km2, đảo Semakau là bãi rác đầu tiên và duy nhất nằm ngoài khơi phía nam Singapore. Những rác không thể tái chế và không thể đốt cũng được đưa tới đây để chôn.
Hòn đảo này không có "mùi rác" đặc trưng. Dưới đáy biển, rạn san hô vẫn sống. Trên 2 đảo tự nhiên cạnh bên, động vật hoang dã vẫn tồn tại và khu rừng vẫn rất xanh. Semakau còn được nhiều du khách đến tham quan và các cặp đôi chọn làm điểm chụp ảnh cưới.