Cá cóc Việt Nam là loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. Từ năm 2008, Vườn thú Cologne (CHLB Đức) và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã hợp tác nghiên cứu và bảo tồn loài động vật này. Kết quả nghiên cứu đã giúp xây dựng hồ sơ đưa loài Cá cóc Việt Nam vào Danh lục Đỏ IUCN (năm 2016), bậc nguy cấp, Phụ lục II CITES (năm 2019) và Nghị định của Chính phủ (năm 2019), nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và bảo tồn loài. Mới đây, 8 cá thể cá cóc Việt Nam đã được vận chuyển đến sân bay Nội Bài, làm các thủ tục với cơ quan chức năng của Việt Nam, các cá thể cá cóc đã được chuyển đến Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc) để nuôi cách ly và tạo nguồn con giống phục vụ nhân nuôi bảo tồn.Cá cóc Việt Nam, có tên khoa học là Tylototriton vietnamensis, được phát hiện vào năm 2005 với mẫu chuẩn thu thập ở vùng Đông bắc Việt Nam. Loài cá có này được đánh giá là một loài lưỡng cư quý hiếm và đặc hữu của Việt Nam.Loài cá cóc quý hiếm này được tìm thấy ở Lào Cai (Văn Bàn), Cao Bằng (Nguyên Bình), Bắc Giang (Lục Nam), Nghệ An (Quế Phong).Loài cá kỳ lạ này còn được ví von như "ếch đội lốt thằn lằn này" vì ngoại hình thú vị, chúng có đầu dẹt, mõm ngắn, tay gần như vuông, da sần sùi, gờ sống lưng nổi rõ.Mỗi bên sườn của loài vật có một hàng củ lồi, mỗi củ tương ứng với đầu mỗi xương sườn.Đầu các chi, mép dưới đuôi, viền lỗ hậu môn của cá cóc Việt Nam có mầu đỏ cam nổi bật so với phần thân màu xám.Các củ lồi bên sườn và mép trên đuôi ở nhiều cá thể cũng có mầu đỏ cam.Cá cóc Việt Nam sống ở các vực nước (ao, vũng...) có nhiều bùn và lá mục, trong rừng kín tán trên núi ở độ cao 250 - 300m.Cá cóc Việt Nam sống ở các vực nước (ao, vũng...) có nhiều bùn và lá mục, trong rừng kín tán trên núi ở độ cao 250 - 300m.Theo ghi nhận của các nhà khoa học, chúng ăn giun, côn trùng và một số loài động vật không xương sống khác. Diện tích phân bố hiện nay của cá cóc Việt Nam rất hẹp.Loài này đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng do sinh cảnh sống bị thu hẹp, suy thoái và bị khai thác quá mức để làm sinh vật cảnh.Gần đây, ngày 14/11, trong khi đi lấy nước tại khe suối thuộc xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, người dân địa phương cũng phát hiện, bắt được một số con cá có chân lạ. Theo PGS.TS Trương Xuân Lam, Phó Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), đây là loài cá cóc quảng tây (Paramesotriton quangxiensis)- một loài quý hiếm có trong sách đỏ IUCN (2017), ở bậc EN (Nguy cấp). Loài cá quý hiếm này được phát tại Việt Nam từ năm 1984. Mỗi cá thể nặng khoảng 80-100g, chiều dài từ 10-15 cm. Da cá có lớp vẩy sừng sần sùi như da cóc, bụng có hoa gấm màu vàng đỏ, sống dưới nước có chân và phần đuôi như đuôi cá chạch. Việt Nam hiện ghi nhận 7 loài cá cóc. Mời quý vị xem video: Loài cá có chân độc đáo ở Việt Nam
Cá cóc Việt Nam là loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. Từ năm 2008, Vườn thú Cologne (CHLB Đức) và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã hợp tác nghiên cứu và bảo tồn loài động vật này. Kết quả nghiên cứu đã giúp xây dựng hồ sơ đưa loài Cá cóc Việt Nam vào Danh lục Đỏ IUCN (năm 2016), bậc nguy cấp, Phụ lục II CITES (năm 2019) và Nghị định của Chính phủ (năm 2019), nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và bảo tồn loài. Mới đây, 8 cá thể cá cóc Việt Nam đã được vận chuyển đến sân bay Nội Bài, làm các thủ tục với cơ quan chức năng của Việt Nam, các cá thể cá cóc đã được chuyển đến Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc) để nuôi cách ly và tạo nguồn con giống phục vụ nhân nuôi bảo tồn.
Cá cóc Việt Nam, có tên khoa học là Tylototriton vietnamensis, được phát hiện vào năm 2005 với mẫu chuẩn thu thập ở vùng Đông bắc Việt Nam. Loài cá có này được đánh giá là một loài lưỡng cư quý hiếm và đặc hữu của Việt Nam.
Loài cá cóc quý hiếm này được tìm thấy ở Lào Cai (Văn Bàn), Cao Bằng (Nguyên Bình), Bắc Giang (Lục Nam), Nghệ An (Quế Phong).
Loài cá kỳ lạ này còn được ví von như "ếch đội lốt thằn lằn này" vì ngoại hình thú vị, chúng có đầu dẹt, mõm ngắn, tay gần như vuông, da sần sùi, gờ sống lưng nổi rõ.
Mỗi bên sườn của loài vật có một hàng củ lồi, mỗi củ tương ứng với đầu mỗi xương sườn.
Đầu các chi, mép dưới đuôi, viền lỗ hậu môn của cá cóc Việt Nam có mầu đỏ cam nổi bật so với phần thân màu xám.
Các củ lồi bên sườn và mép trên đuôi ở nhiều cá thể cũng có mầu đỏ cam.
Cá cóc Việt Nam sống ở các vực nước (ao, vũng...) có nhiều bùn và lá mục, trong rừng kín tán trên núi ở độ cao 250 - 300m.
Cá cóc Việt Nam sống ở các vực nước (ao, vũng...) có nhiều bùn và lá mục, trong rừng kín tán trên núi ở độ cao 250 - 300m.
Theo ghi nhận của các nhà khoa học, chúng ăn giun, côn trùng và một số loài động vật không xương sống khác. Diện tích phân bố hiện nay của cá cóc Việt Nam rất hẹp.
Loài này đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng do sinh cảnh sống bị thu hẹp, suy thoái và bị khai thác quá mức để làm sinh vật cảnh.
Gần đây, ngày 14/11, trong khi đi lấy nước tại khe suối thuộc xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, người dân địa phương cũng phát hiện, bắt được một số con cá có chân lạ. Theo PGS.TS Trương Xuân Lam, Phó Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), đây là loài cá cóc quảng tây (Paramesotriton quangxiensis)- một loài quý hiếm có trong sách đỏ IUCN (2017), ở bậc EN (Nguy cấp). Loài cá quý hiếm này được phát tại Việt Nam từ năm 1984. Mỗi cá thể nặng khoảng 80-100g, chiều dài từ 10-15 cm. Da cá có lớp vẩy sừng sần sùi như da cóc, bụng có hoa gấm màu vàng đỏ, sống dưới nước có chân và phần đuôi như đuôi cá chạch. Việt Nam hiện ghi nhận 7 loài cá cóc.
Mời quý vị xem video: Loài cá có chân độc đáo ở Việt Nam