Ở Indonesia có loài lợn kỳ lạ nhất thế giới. Sở dĩ chúng được cho là kỳ lạ, bởi loài lợn này có bộ răng nanh cùng 2 chiếc “sừng” mọc ở sống mũi.
Chúng còn được gọi là lợn hươu, với danh pháp khoa học là Babyrousa babyrussa.
Lợn hươu có nguồn gốc ở Celebes và các đảo xung quanh của Indonesia. Nó là thành viên duy nhất trong chi Babyrousa.
Khu vực sinh sống của lợn hươu là các bụi cây rậm trong rừng rậm nhiệt đới và các bụi lau sậy cũng như bên bờ các dòng sông và hồ nước.
Chúng có ít hoặc không lông, lớp da lốm đốm màu nâu và xám, tạo điều kiện thuận lợi cho sự ngụy trang của chúng.
Lợn hươu được biết đến nhờ hai cặp răng nanh của chúng: cả hai cặp răng nanh trên và dưới đều khá lớn, cong ngược và uốn về phía sau rồi sau đó uốn ngược trở lại phía trước.
Cặp nanh trên của lợn hươu đực cong và lớn đến mức chúng nổi rõ qua lớp thịt, xuyên ra ngoài qua các lỗ để vượt qua phần đỉnh của mõm. Hai chiếc nanh trên sống mũi còn được coi là ngà.
Loài lợn hươu khá lớn. Con trưởng thành nặng tới 250kg, thậm chí 300kg.
Điều thú vị là loài lợn này có tới 3 dạ dày. Vậy nên, chúng còn được biết đến là loài thú nhai lại.
Lợn cái có hai bộ nanh ngắn hơn. Sau thời gian mang thai khoảng 125 đến 150 ngày, con cái thường đẻ 2 con.
Loài lợn hươu ăn khá tạp. Chúng thích lá, rễ, hoa quả và kể cả động vật. Bộ hàm mạnh mẽ của lợn hươu có dễ dàng cắn vỡ hạt cứng.
Lợn hươu đực thích sống đơn độc, tuy nhiên, lợn hươu cái thì lại thích bầy đàn.
Trong tự nhiên, một đàn lợn hươu cái có thể lên đến gần 100 con.
Lợn hươu hiện đang ở trong danh sách các loài đang gặp nguy hiểm bởi mất môi trường sống và sự săn bắt khốc liệt của con người.
Hiện chúng được người Indonesia bảo vệ khá nghiêm ngặt. Việc săn bắn, giết hại lợn hươu là bất hợp pháp.
Ở Indonesia có loài lợn kỳ lạ nhất thế giới. Sở dĩ chúng được cho là kỳ lạ, bởi loài lợn này có bộ răng nanh cùng 2 chiếc “sừng” mọc ở sống mũi.
Chúng còn được gọi là lợn hươu, với danh pháp khoa học là Babyrousa babyrussa.
Lợn hươu có nguồn gốc ở Celebes và các đảo xung quanh của Indonesia. Nó là thành viên duy nhất trong chi Babyrousa.
Khu vực sinh sống của lợn hươu là các bụi cây rậm trong rừng rậm nhiệt đới và các bụi lau sậy cũng như bên bờ các dòng sông và hồ nước.
Chúng có ít hoặc không lông, lớp da lốm đốm màu nâu và xám, tạo điều kiện thuận lợi cho sự ngụy trang của chúng.
Lợn hươu được biết đến nhờ hai cặp răng nanh của chúng: cả hai cặp răng nanh trên và dưới đều khá lớn, cong ngược và uốn về phía sau rồi sau đó uốn ngược trở lại phía trước.
Cặp nanh trên của lợn hươu đực cong và lớn đến mức chúng nổi rõ qua lớp thịt, xuyên ra ngoài qua các lỗ để vượt qua phần đỉnh của mõm. Hai chiếc nanh trên sống mũi còn được coi là ngà.
Loài lợn hươu khá lớn. Con trưởng thành nặng tới 250kg, thậm chí 300kg.
Điều thú vị là loài lợn này có tới 3 dạ dày. Vậy nên, chúng còn được biết đến là loài thú nhai lại.
Lợn cái có hai bộ nanh ngắn hơn. Sau thời gian mang thai khoảng 125 đến 150 ngày, con cái thường đẻ 2 con.
Loài lợn hươu ăn khá tạp. Chúng thích lá, rễ, hoa quả và kể cả động vật. Bộ hàm mạnh mẽ của lợn hươu có dễ dàng cắn vỡ hạt cứng.
Lợn hươu đực thích sống đơn độc, tuy nhiên, lợn hươu cái thì lại thích bầy đàn.
Trong tự nhiên, một đàn lợn hươu cái có thể lên đến gần 100 con.
Lợn hươu hiện đang ở trong danh sách các loài đang gặp nguy hiểm bởi mất môi trường sống và sự săn bắt khốc liệt của con người.
Hiện chúng được người Indonesia bảo vệ khá nghiêm ngặt. Việc săn bắn, giết hại lợn hươu là bất hợp pháp.