Nhà cổ sinh vật học Stephanie Pierce từ Đại học Havard (Mỹ) đã mô tả sinh vật này dựa trên việc khai quật hộp sọ kinh dị tại miền Nam Brazil. Quái thú này thuộc loài Pampaphoneus biccai và thuộc nhóm động vật trên cạn gọi là dinocephalia. Nó có hộp sọ hóa thạch dài tới 36cm và có những chiếc răng đáng sợ.Pampaphoneus biccai được mô tả là có chiều dài cơ thể lên tới 3m, nặng khoảng 400 kg và là một kẻ săn mồi đáng sợ. Hộp sọ của nó còn lớn hơn so với ước tính ban đầu.Sinh vật này đã tồn tại cách đây khoảng 265 triệu năm, cuối kỷ Nhị Điệp, trước thời kỳ xuất hiện của các loài khủng long.Điều này làm cho nó trở thành một trong những sinh vật cổ đại hiếm hoi và có niên đại lâu đời hơn cả khủng long hàng chục triệu năm.Các loài khủng long xuất hiện sau này trong kỷ Tam Điệp, trước khi trở nên đa dạng hơn vào kỷ Jura và đạt đến thời hoàng kim trong kỷ Phấn Trắng.Tuy nhiên, đại tuyệt chủng Permi-Trias, cuối kỷ Nhị Điệp, đã tiêu diệt 96% sinh vật biển và 70% động vật có xương sống trên đất liền, bao gồm cả Pampaphoneus biccai và các quái thú cùng thời.Sự khám phá này mang lại thông tin quý báu về một thế giới quái vật cổ đại, trước khi loài khủng long trỗi dậy và cung cấp cái nhìn về cấu trúc của hệ sinh thái trên cạn trước đại tuyệt chủng lớn nhất trong lịch sử Trái Đất.Mời quý độc giả xem thêm video: "Hoang mang" với những "quái thú" ở Việt Nam gây xôn xao dư luận.
Nhà cổ sinh vật học Stephanie Pierce từ Đại học Havard (Mỹ) đã mô tả sinh vật này dựa trên việc khai quật hộp sọ kinh dị tại miền Nam Brazil.
Quái thú này thuộc loài Pampaphoneus biccai và thuộc nhóm động vật trên cạn gọi là dinocephalia. Nó có hộp sọ hóa thạch dài tới 36cm và có những chiếc răng đáng sợ.
Pampaphoneus biccai được mô tả là có chiều dài cơ thể lên tới 3m, nặng khoảng 400 kg và là một kẻ săn mồi đáng sợ. Hộp sọ của nó còn lớn hơn so với ước tính ban đầu.
Sinh vật này đã tồn tại cách đây khoảng 265 triệu năm, cuối kỷ Nhị Điệp, trước thời kỳ xuất hiện của các loài khủng long.
Điều này làm cho nó trở thành một trong những sinh vật cổ đại hiếm hoi và có niên đại lâu đời hơn cả khủng long hàng chục triệu năm.
Các loài khủng long xuất hiện sau này trong kỷ Tam Điệp, trước khi trở nên đa dạng hơn vào kỷ Jura và đạt đến thời hoàng kim trong kỷ Phấn Trắng.
Tuy nhiên, đại tuyệt chủng Permi-Trias, cuối kỷ Nhị Điệp, đã tiêu diệt 96% sinh vật biển và 70% động vật có xương sống trên đất liền, bao gồm cả Pampaphoneus biccai và các quái thú cùng thời.
Sự khám phá này mang lại thông tin quý báu về một thế giới quái vật cổ đại, trước khi loài khủng long trỗi dậy và cung cấp cái nhìn về cấu trúc của hệ sinh thái trên cạn trước đại tuyệt chủng lớn nhất trong lịch sử Trái Đất.